ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 31)

2.2.1. Đặc điểm văn hóa- xã hội

2.2.2.1. Văn hóa, xã hội

Trong những năm gần đây đời sống văn hóa xã hội của người dân xã Vĩnh Ninh đã được duy trì và phát triển khá mạng mẽ. Nhiều lễ hội được diễn ra trong dịp lễ Tết, hội

làng…góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương.

Công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước được tiếp tục thực hiện đa dạng và phong phú. Hầu hết nhân dân đều có nhận thức khá đầy đủ và chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà Nước.

Về công tác giáo dục: Chất lượng giáo dục có bước chuyển biến toàn diện cả về trí, đức, thể, mỹ. Trong năm 2009 giáo dục xã Vĩnh Ninh tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không về chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, với chủ đề năm học “Đẩy mạng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập rèn luyện của học sinh được nâng lên, có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, nhiều học sinh giỏi đạt các giải cấp huyện, cấp tỉnh. Phong trào khuyến học ngày càng được nhân rộng đã trở thành xã hội hóa khuyến học. Trung tâm giáo dục xã được thành lập và hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh đó công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng được thực hiện tốt, các dịch vụ y tế từng bước được nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2009 khám chữa bệnh tại trạm đạt 4664 lượt người. Hoạt động y tế năm 2009 trạm y tế xã hoàn thành tốt nhiệm vụ và được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện tốt các chương trình y tế có mục tiêu, triển khai có hiệu quả công tác phòng trừ dịch bệnh tới tận các thôn, xóm và từng hộ gia đình.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, toàn xã kịp thời tổ chức và triển khai pháp lệnh dân số đến cán bộ xã và nhân dân trong toàn xã để nâng cao kiến thức về công tác dân số nhằm thực hiện tốt chính sách dân số.

Toàn thể nhân dân trong xã tích cực xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa. Trong năm 2009 toàn xã có 1041 hộ gia đình văn hóa đạt 69,6%.

2.2.2.2. Tình hình dân số và lao động

trọng để phát triển kinh tế- xã hội của một địa phương nói chung và kinh tế của hộ gia đình nói riêng. Với những hộ gia đình sử dụng tốt nguồn lao động thì đây chính là cơ sở để tạo ra thu nhập góp phần nâng cao mức sống, ổn định đời sống cho gia đình.

Để thấy rõ sự biến động dân số và lao động của xã Vĩnh Ninh ta xem xét bảng 2. Tổng nhân khẩu của xã tính đến năm 2009 là 6.728 người, tăng 74 người (tương ứng tăng 1,11%) so với năm 2008. Trong đó, năm 2007 số nhân khẩu trong xã là 6.589 người đến năm 2008 đã tăng lên 6.654 người (tăng 65 người tương ứng tăng 0,99% so với năm 2007), kết cấu số lượng nam và nữ trong dân số của xã tương đối đồng đều, số lượng nữ và nam không chênh lệch nhau nhiều lắm. Tốc độ tăng dân số trung bình mỗi năm là 1,05%. Đây là mức độ tăng dân số tương đương so với mức trung bình của cả nước.

Số lượng hộ trong xã cũng có sự biến động: tổng số hộ tăng lên qua 3 năm nhưng số lượng tăng không nhiều, năm 2007 toàn xã có 1.523 hộ đến năm 2008 số hộ tăng lên là 1.529 hộ, tương ứng tăng 0,39% so với năm 2007. Sang năm 2009, số hộ trong xã là 1.531, chỉ tăng 2 hộ (tương ứng tăng 0,13%) so với năm 2008. Nguyên nhân số hộ tăng lên là do tình trạng tách hộ lớn thành những hộ nhỏ trong quá trình phân chia lại ruộng đất. Số hộ nông nghiệp của xã qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số hộ. Năm 2007, số hộ nông nghiệp của xã là 1.304 hộ và giảm xuống còn 1.297 vào năm 2008 (tương ứng giảm 0,54%), năm 2009 số hộ nông nghiệp chỉ còn lại 1.284 hộ, giảm 1% so với 2008. Việc giảm số lượng cũng như cơ cấu nhóm hộ nông nghiệp là cơ sở của việc tăng số hộ phi nông nghiệp, số hộ phi nông nghiệp của toàn xã tăng từ là 219 hộ năm 2007 lên 247 hộ vào năm 2009.

BẢNG 2: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG XÃ VĨNH NINH QUA 3 NĂM 2007- 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%)

I. Tổng số nhân khẩu khẩu 6.589 100 6.654 100 6.728 100 +0,99 +1,11

1. Nam khẩu 3.279 49,76 3.313 49,79 3.349 49,78 +1,04 +1,09

2. Nữ khẩu 3.310 50,24 3.341 50,21 3.379 50,22 +0,94 +1,14

II. Tổng số hộ hộ 1.523 100 1.529 100 1.531 100 +0,39 +0,13

1. Hộ nông nghiệp hộ 1.304 85,62 1.297 84,83 1.284 83,87 -0,54 -1,00

2. Hộ phi nông nghiệp hộ 219 14,38 232 15,17 247 16,13 +5,94 +6,47

III. Tổng lao động 3.639 100 3.360 100 3.115 100 -7,67 -7,29

1. LĐ nông nghiệp LĐ 2.744 75,41 2.439 72,59 2.169 69,63 -11,12 -11,07

2. LĐ phi nông nghiệp LĐ 895 24,59 921 27,41 9.46 30,37 +2,91 +2,71

IV. BQ nhân khẩu/ hộ khẩu/ hộ 4,33 - 4,35 - 4,39 - +0,59 +0,98

V. BQ lao động/ hộ LĐ/ hộ 2,39 - 2,20 - 2,03 - -8,03 -7,41

VI. BQ LĐ nông

nghiệp/ hộ LĐ/ hộ 1,80 - 1,60 - 1,42 - -11,46 -11,19

Tình hình lao động của xã trong những năm gần đây cũng có sự thay đổi đáng kể, trong năm 2007 tổng số lao động trên địa bàn là 3.639 người, năm 2008 thì số lao động giảm xuống còn 3.360 người giảm 279 người- tương ứng giảm 7,67% so với năm 2007, và số lượng lao động tiếp tục giảm vào năm 2009, chỉ còn 3.115 người, giảm 245 người – tương ứng giảm 7,29% so với năm 2009. Nguyên nhân của hiện tượng này là do một số lượng lớn lao động trong những năm qua đã đi tìm kiếm việc làm ở các tỉnh phía Nam hoặc đi xuất khẩu lao động ở các nước trong khu vực.

Xét về cơ cấu thành phần lao động của xã ta dễ dàng nhận thấy rằng phần lớn lao động thuộc đối tượng lao động nông nghiệp, số lao động chủ yếu là lao động thuần nông hoặc lao động nông kiêm. Tuy nhiên, số lao động nông nghiệp lại giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2007, tổng số lao động nông nghiệp của xã là 2.744 người, đến năm 2008 là 2.439 người, giảm 305 lao động- tương ứng giảm 11,12% so với năm 2007 và năm 2009 số lao động nông nghiệp tiếp tục giảm 11,07% so với 2008 còn 2.169 lao động. Trong khi lao động nông nghiệp giảm xuống thì lao động phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên, chỉ trong vòng 2 năm từ 2007 đến 2009 trên toàn xã lao động phi nông nghiệp tăng từ 895 người lên 946 người, trung bình mỗi năm tăng gần 2,8%. Sở dĩ số lượng lao động phi nông nghiệp tăng trong khi số lượng lao động trong nông nghiệp lại giảm là do hoạt động trong sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho quá trình sản xuất trong khi đó, những năm gần đây ở xã các hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển làm cho những người có điều kiện kinh tế sẵn sàng chuyển nhượng ruộng đất cho những người có khả năng sản xuất nông nghiệp để chuyển sang ngành nghề khác có hiệu quả hơn như buôn bán, làm dịch vụ: sữa chữa xe máy, vận tải…đây là một sự chuyển đổi có hướng tích cực đối với sự phát triển của xã, tạo điều kiện cho phân công lao động hợp lý, góp phần phát triển kinh tế của xã trong những năm tới.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế

2.2.2.1. Tình hình đất đai xã Vĩnh Ninh

Đất đai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng. Muốn có một phương án sử dụng đất tốt trước hết phải nắm được tài nguyên đất một cách chính xác về số lượng và chất lượng. Để thấy rõ tình hình đất đai, thổ nhưỡng của xã Vĩnh Ninh, chúng ta hãy xem xét bảng số liệu 3.

Bảng 3 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm 2009 là 5.124,12 ha trong đó phần lớn là đất nông nghiệp với 4.614,85 ha chiếm 90,06% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, đất phi nông nghiệp là 437,88 ha chiếm 8,55%, đất chưa sử dụng là 71,39 ha chiếm 1,39%.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI XÃ VĨNH NINH NĂM 2009Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 5.124,12 100

I. Đất nông nghiệp 4.614,85 90,06

1. Đất sản xuất nông nghiệp 596,47 11,64

1.1. Đất trồng cây hàng năm 596,47 11,64

1.1.1. Đất trồng lúa 374,02 7,30

1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 222,45 4,34 1.2. Đất trồng cây lâu năm

2. Đất lâm nghiệp 3.962,75 77,34

3. Đất nuôi trồng thủy sản 55,63 1,09

II. Đất phi nông nghiệp 437,88 8,55

1. Đất ở 28,31 0,55

2. Đất chuyên dùng 133,67 2,61

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 13,16 0,26

5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 262,74 5,13

III. Đất chưa sử dụng 71,39 1,39

Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 11,64% tương ứng 596,47 ha,đất nông nghiệp đang sử dụng chủ yếu là đất trồng lúa (chiếm 7,03%), các loại cây hàng năm (chiếm 4,34%), cây lâm nghiệp (chiếm 77,34%- đây là một tỷ lệ tương đối cao) và nuôi trồng thủy sản (chiếm 1,09%), diện tích đất trồng cây lâu năm không có. Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất hiện nay là tương đối hợp lý, cho phép phát huy hiệu quả kinh tế cao nếu như đáp ứng các điều kiện cần thiết.

Đất phi nông nghiệp được sử dụng ở mức độ hợp lý, chiếm 8,55 % tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm đất nhà ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang nghĩa địa và đất sông suối, mặt nước chuyên dụng.

Đất chưa sử dụng của xã chủ yếu là đất đất đồi núi, diện tích không đáng kể (chiếm 1,39% tổng diện tích đất tự nhiên), điều này chứng tỏ xã đã sử dụng tối đa nguồn đất đai hiện có, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao.

2.2.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng

• Giao thông

Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống giao thông được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa với các xã lân cận. Tuy nhiên tuyến đường liên xã, nội đồng còn nhỏ hẹp, chất lượng đang xuống cấp. Do đó để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã thì trong những năm tới vấn đề dành quỹ đất để nâng cấp và mở rộng các tuyến đường như đường giao thông khu dân cư, giao thông nội đồng là hết sức cần thiết.

• Hệ thống thủy lợi

Xã có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, có hồ chứa nước Điều Gà, đập dâng Lệ Kỳ và 4 trạm bơm điện, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của xã. Mạng lưới thủy lợi và công trình phục vụ thủy lợi của xã được quan tâm tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.

Trong tương lai, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, cần từng bước đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng, đồng thời xây dựng thêm hệ thống kênh mương phục vụ cho các cánh đồng màu.

• Giáo dục và y tế

Trong năm học 2008- 2009 toàn xã có 3 trường học với 1.233 học sinh, giảm 33 em so với năm học 2007- 2008. Trong đó trường THCS có 14 lớp với 503 học sinh, trường tiểu học có 20 lớp với 499 học sinh, mầm non có 10 lớp với 281 cháu.

Cùng với đó, công tác y tế cũng được các cấp chính quyền quan tâm, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được nâng cấp, đầu tư mua sắm mới. Trạm y tế xã có 1 Bác sỹ, 3 y sỹ, 4 thôn đã có 4 y tá. Các hoạt động vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm.

2.2.2.3. Tình hình kinh tế cơ bản của xã Vĩnh Ninh

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên đất, rừng cùng với điều kiện tự nhiên và thuận lợi về giao thông là những điều kiện để xã Vĩnh Ninh phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của xã luôn giữ ở mức tương đối cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp trong cơ cấu GDP của địa phương.

Từ bảng số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế của xã có những bước chuyển dịch và tăng dần qua các năm. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất 9%, tăng 1% so với năm 2008 và 1,8% so với năm 2007. Đạt được kết quả này là do xã đã chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại và luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá.

BẢNG 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ VĨNH NINH QUA 3 NĂM2007- 2009

Chỉ tiêu đánh giá ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 7,20 8,00 9,00

Thu nhập BQ/ người/ năm trđ 5,20 5,70 6,20

Tỷ lệ hộ nghèo % 9,60 13,40 10,33

Cơ cấu

Nông- lâm- ngư nghiệp % 85,00 83,20 82,07

Công nghiệp- xây dựng % 3,00 3,40 3,60

Dịch vụ % 12,00 13,40 14,33

(Báo cáo phát triển kinh tế- xã hội xã Vĩnh Ninh qua các năm)

Về cơ cấu kinh tế, ta thấy tỷ trọng đóng góp của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm và tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên. Mặc dù vậy, tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp vẫn ưu thế trong cơ cấu GDP của xã do xã Vĩnh Ninh vẫn là một xã nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm chủ đạo. Năm 2007, tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 85% trong cơ cấu GDP của xã, năm 2008 giảm xuống còn 83,20% và đến năm 2009, tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 82,07% trong cơ cấu GDP. Còn dịch vụ có tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm, năm 2007 dịch vụ chiếm 12% GDP sang đến năm 2008 tăng thêm 1,4% chiếm 13,40% GDP và chiếm 14,33% GDP vào năm 2009. Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Vĩnh Ninh diễn ra còn chậm, chưa khai thác và tận dụng hết tiềm năng sẵn có của địa phương nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ- thương mại.

Bên cạnh những bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, xã Vĩnh Ninh cũng đã chú trọng quan tâm đến đời sống xã hội chính vì vậy mà trong những năm qua, đời sống nhân dân đã được cải thiện rất nhiều. Điều này thể hiện thông

qua sự gia tăng không ngừng của thu nhập bình quân đầu người qua các năm. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của xã là 5,2 triệu đồng/ năm, năm 2008 tăng lên 5,7 triệu đồng/ năm và năm 2009 là 6,2 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo trong xã lại tăng lên, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 9,6% nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 13,4%, nguyên nhân là do căn cứ vào chuẩn nghèo mới khiến cho số hộ nghèo tăng lên, năm 2009 xã đã tiếp tục giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 13,4% xuống

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 31)

w