Cơ cấu lao động là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và địa phương, cơ cấu lao động nông thôn ở xã Vĩnh Ninh cũng có sự chuyển dịch theo xu hướng giảm dần lao động thuần nông và tăng dần lao động nông kiêm và lao động tham gia ngành nghề dịch vụ. Chúng ta hãy cùng xem xét bảng 6 để thấy rõ hơn cơ cấu lao động nông thôn ở xã Vĩnh Ninh.
Trong tổng số 132 lao động được điều tra thì số lao động nam thường cao hơn so với lao động nữ nhưng số chênh lệch không cao. Bình quân chung nam giới chiếm 53,03% tổng số lao động được điều tra, nguyên nhân của tình trạng này là do lao động nữ trong độ tuổi lao động có xu hướng đi làm ăn ở địa phương khác nhiều hơn so với lao động nam . Tuy nhiên đối với mỗi nhóm hộ tỷ lệ này là khác nhau. Đối với nhóm hộ thuần nông, nam chiếm 53,66% còn nữ giới chiếm 46,34% trong tổng số 41 lao động được điều tra. Nhóm hộ nông kiêm ngành nghề- dịch vụ cũng có số lượng lao động nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ tương ứng của nam và nữ lần lượt là 54,17 % và 45,83 % trong tổng số 72 lao động được điều tra, điều này cũng dễ hiểu vì ngoài công việc nhà nông các hộ nông kiêm còn làm thêm các ngành nghề khác trong thời gian nông nhàn như thợ xây, thợ mộc, gò hàn…đây là những ngành nghề đòi hỏi sức khỏe và thường thì chỉ nam giới mới đảm nhận được nên tỷ lệ lao động nam trong nhóm hộ này là tương đối lớn. Ngược lại với 2 nhóm hộ trên, nhóm hộ ngành nghề dịch vụ lại có số lượng lao động nữ nhiều hơn so với lao động nam với 9 lao động nam tương ứng với 47,37% và 10 lao động nữ tương ứng 52,63%, ngành nghề dịch vụ chủ yếu ở địa phương là buôn bán, xay xát, nấu rượi…do đó sự tham gia của nữ giới thường nhiều hơn so với nam giới.
BẢNG 6: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2009
ĐVT: Lao động
Chỉ tiêu Thuần nông Nông kiêm NN- DV Tổng/ BQC
SL (người) % SL (người) % SL (người) % SL (người) % Tổng lao động 41 100 72 100 19 100 132 100
1. Phân theo giới tính
Nam 22 53,66 39 54,17 9 47,37 70 53,03
Nữ 19 46,34 33 45,83 10 52,63 62 46,97
2. Phân theo độ tuổi
<16 5 12,20 7 9,72 0 0 12 9,09 16- 35 6 14,63 20 27,78 5 26,32 31 23,48 36- 60 24 58,54 40 55,56 13 68,42 77 58,34 >60 6 14,63 5 6,94 1 5,26 12 9,09 3. Phân theo trình độ VH, CM Cấp I 3 7,32 10 13,89 0 0 13 9,85 Cấp II 15 36,59 22 30,56 4 21,05 41 31,06 Cấp III 20 48,78 32 44,44 10 52,63 62 46,97 CNKT, TC 20 4,87 7 9,72 4 21,05 13 9,85 CĐ, ĐH 1 2,44 1 1,39 1 5,27 3 2,27
Về mặt cơ cấu lao động theo độ tuổi thì lao động khu vực nông thôn có sự khác biệt so với lao động ở những khu vực khác, điều này thể hiện ở chỗ một số lượng khá lớn lao động chưa đến tuổi lao động hoặc đã qua tuổi lao động vẫn tham gia lao động để phụ giúp và tạo thêm thu nhập cho gia đình. Điển hình là nhóm hộ thuần nông, ở nhóm hộ này tỷ lệ lao động có độ tuổi dưới 16 và trên 60 cao nhất trong ba nhóm, cụ thể có tới 12,20% lao động dưới 16 tuổi và 14,63% lao động trên 60 tuổi. Đối với nhóm hộ nông kiêm thì số lao động nằm trong độ tuổi 36- 60 chiếm tỷ lệ lớn nhất 40 lao động tương ứng với 55,56%, đây thường là những hộ có con đang độ tuổi đi học và lao động chính là hai vợ chồng, một người ngoài thời gian chính vụ tìm thêm công việc ở bên ngoài, một người ở nhà trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình. Tiếp đến là những lao động trong nhóm tuổi từ 16-35, với 20 lao động chiếm 27,78%, đây chủ yếu là những lao động đã tốt nghiệp cấp 2 hoặc cấp 3 nhưng không học tiếp hoặc chưa tìm được việc làm ổn định nên ở nhà phụ giúp gia đình, kiếm thêm thu nhập, đây là số lao động trẻ, khỏe, có trình độ nhất định và khả năng tiếp thu nhanh vì vậy chính quyền địa phương nên có những chính sách đào tạo nghề, khuyến khích những lao động này học tập và có phương án tạo việc làm cho số lao động này. Chiếm tỷ lệ lớn nhất của nhóm hộ chuyên ngành nghề- dịch vụ là lao động thuộc nhóm tuổi 36- 60 với 13 lao động- chiếm 68,42% lao động chuyên ngành nghề- dịch vụ được điều tra, đây là độ tuổi tạo ra được thu nhập đáng kể cho gia đình, số lao động trong độ tuổi từ 16- 30- chiếm 26,30% lao động ngành nghề- dịch vụ. Hầu hết những gia đình trong nhóm hộ này là những gia đình có vốn đầu tư và biết mạnh dạn đầu tư do vậy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ này tương đối cao, thu nhập ổn định. Tóm lại, bình quân chung các nhóm hộ thì số lao động trong độ tuổi từ 36-60 là lớn nhất với 77 lao động chiếm tỷ lệ 58,34% và đây cũng lực lượng lao động tạo ra thu nhập chính cho gia đình.
Xét về mặt chất lượng thì lao động nông thôn trên địa bàn xã nhìn chung tương đối cao, có tới 62 lao động- chiếm 46,97% tổng lao động được điều tra đã tốt
nghiệp cấp III, 13 lao động đã học qua các lớp đào tạo nghề (công nhân kỹ thuật) và trung cấp- chiếm 9,85%, và đặc biệt có 3 lao động đã tốt nghiệp cao đẳng nhưng hầu hết số lao động cao đẳng này đã về hưu nay ở nhà phụ giúp các công việc trong nhà, tham gia sản xuất. Số lao động có trình độ cấp II là 41 người- chiếm 31,06%. Chiếm 9,85% là số lao động có trình độ cấp I, đây hầu hết là những người già cả, do đời sống gia đình lúc nhỏ khó khăn nên không được học hành.
Nói tóm lại, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của xã Vĩnh Ninh là rất lớn, lực lượng lao động dồi dào, trình độ văn hóa chuyên môn của lao động tương đối cao và đồng đều, tuy nhiên nhằm phát triển hơn nữa lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao chính quyền địa phương cần có các biện pháp thích hợp nhằm đào tạo nghề, đồng thời hướng dẫn, nâng cao khả năng tiếp thu thông tin, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người lao động nhằm giúp người lao động có một trình độ nhất định góp phần tăng việc làm và thu nhập cho các hộ gia đình nói riêng và phát triển của xã nói chung.