QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢ

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 69)

4.1.1. Các quan điểm giải quyết việc làm

Một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà nước ưu tiên hàng đầu là giải quyết việc làm cho người lao động, đây không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các thành phần kinh tế mà còn là trách nhiệm của chính người lao động. Trong đó, người lao động tự tạo việc làm là chính còn Nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ người lao động thông qua hệ thống các chính sách mang tính định hướng và quản lý như các chính sách về đất đai, vốn, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống pháp luật về thuê mướn lao động, thông tin về thị trường lao động, thị trường việc làm…đồng thời Nhà nước hỗ trợ các yếu tố sản xuất: nguyên vật liệu, giống, cây con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Giải quyết việc làm phải hướng vào việc giải quyết triệt để các tiềm năng trên cơ sở phát triển mạnh mẽ đồng thời nhiều ngành nghề, nhiều hướng khác nhau để tạo việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có cho phát triển kinh tế xã hội.

Mỗi vùng, mỗi địa phương có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau do đó mà phương hướng giải quyết việc làm ở mỗi vùng, mỗi địa phương cũng khác nhau.

Giải quyết việc làm đi đôi với việc phát triển cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú ý cân đối lao động có trình độ tay nghề và lao động phổ thông, lao động cho công nghiệp hóa và lao động chân tay, kết hợp tăng trưởng việc làm với nâng cao chất lượng lao động và cải thiện đời sống nhân dân. Cần tập trung vào hai đối tượng chính là thanh niên và phụ nữ.

Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn cần phải xem xét mối quan hệ việc làm, điều kiện lao động và hiệu quả thu nhập.

Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn phải gắn chặt với chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể trong những năm tới

Giải quyết việc làm giúp làm tăng thu nhập của lao động, góp phần đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người lao động về đời sống vật chất và tinh thần. Xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn xã , từng bước giảm nhịp độ tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giải quyết cơ bản việc làm, giúp người lao động nâng cao thu nhập, thu hút lao động vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Mở các lớp đào tạo ngành nghề cho thanh niên trong xã để số lao động này có thể tìm được việc làm thích hợp có thu nhập ổn định.

4.1.3. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh huyện Quảng Ninh

Hiện nay ở xã Vĩnh Ninh, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Hiện tượng thất nghiệp ở địa phương chủ yếu là bán thất nghiệp, vì vậy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở đây chủ yếu tập trung giải quyết ở thời gian nông nhàn. Vấn đề tạo việc làm. Tăng thu nhập cho lao động nông thôn là một vấn đề mang tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã Vĩnh Ninh. Con đường giải quyết việc làm cho lao động địa phương cần tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây lương thực (ngô,

dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động trồng trọt sang lao động chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng và các ngành nghề khác.

Tăng cường đầu tư phát triển các ngành nhằm đa dạng hóa việc làm cho lao động, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

Tạo việc làm tại chỗ két hợp với việc di chuyển lao động đi làm việc ở địa phương khác hoặc xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở XÃ VĨNH NINH NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở XÃ VĨNH NINH

4.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Hiện nay trên địa bàn xã Vĩnh Ninh có khoảng 6500 nhân khẩu với hơn 3000 lao động, đây là một nguồn lao động khá dồi dào của địa phương. Tuy nhiên, hầu hết lao động ở địa phương có trình độ tay nghề thấp, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật không cao. Một trong những biện pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề giúp lao động dễ dàng tìm được việc làm hơn. Cụ thể, chính quyền địa phương cần đề ra các kế hoạch để tổ chức cho lao động đi đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề, đào tạo việc làm, bên cạnh đó phát triển các dự án kinh tế xã hội để mở thêm nhiều lớp và bổ túc nghề. Trong tương lai, khi cơ cấu kinh tế của xã thay đổi, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thì việc đào tạo nâng cao chất lượng, trình độ cho lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế.

Ngoài việc nâng cao các kiến thức về công nghiệp, thì cũng cần phải đào tạo cho người lao động các kiến thức về nông nghiệp bằng cách tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cây trồng, vật nuôi cho người nông dân, giúp họ vận dụng các kiến thức ấy vào thực tiễn nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Tư vấn cho lao động chọn nghề học và nơi học, tư vấn đào tạo việc làm mới hoặc tạo thêm việc làm.

Giải pháp nhu cầu tài chính cho đào tạo nghề bằng hình thức hỗ trợ cho người học nghề thông qua việc trả chi phí cho nơi dạy nghề trong điều kiện phải giảm bớt học phí cho người học với mức tương đương.

Chính quyền địa phương cần có các chính sách khuyến khích việc tuyển dụng con em địa phương đã được đào tạo.

Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề của xã hội mà còn là vấn đề của chính người lao động, mỗi lao động cần phải tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự phát triển chung của đất nước, tự mỗi người phải hướng cho mình một nghề nghiệp riêng trong tương lai nhằm có thu nhập ổn định góp phần nuôi sống bản thân và gia đình.

4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã

Việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phụ thuộc rất lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Bản thân ngành nông nghiệp không thể giải quyết được hết lao động nông thôn mà địa phương cần phải giải quyết các ngành nghề dịch vụ khác nhằm tạo thêm việc làm thu hút lao động, giảm lao động hoạt động trong lĩnh vực thuần nông. Đồng thời trong nông nghiệp cũng phải có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm và việc làm có thu nhập cao cho người lao động.

Ngoài việc giữ vững và phát triển những ngành nghề dịch vụ đã có sẵn ở địa phương như may mặc, nấu rượu, vận tải…thì trước hết cần phải phát triển những ngành nghề gần gũi với sản xuất nông nghiệp, lấy nguyên liệu từ nông nghiệp như làm bánh đa, làm bún, làm đậu….Ngoài ra, xã Vĩnh Ninh rất gần với khu công nghiệp tây Đồng Hới, có đường Hồ Chí Minh đi qua là nơi lý tưởng để các hộ có thể mở một số dịch vụ có thu nhập khá cao như dịch vụ kinh doanh ăn uống, dịch vụ thương mại vận tải, cơ khí…Trong thời gian tới khi thành phố Đồng Hới tiếp tục đầu tư và phát triển thì đây là cơ hội cho người dân địa phương phát triển các nghề

Mặt khác, Vĩnh Ninh vẫn là một xã thuần nông, trong năm 2009 tỉ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tới 82,07% GDP của cả xã. Vì vậy trong nông nghiệp cũng cần phải có sự chuyển dịch thích hợp theo hướng giảm dần tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. Trong trồng trọt cần phát triển những cây lợi thế của vùng như cây lương thực, cây lâm nghiệp; hình thành các vùng chuyên canh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong chăn nuôi cần chú trọng phát triển các loài vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, trên địa bàn xã chủ yếu là chăn nuôi lợn nái sinh sản, trâu bò, hình thức chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các phế phẩm nông nghiệp nên giá trị sản phẩm hàng hóa không cao. Một số hộ nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao nhưng số hộ này không nhiều, đây là một mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, vừa tạo thêm được việc làm, vừa tăng thêm thu nhập cho lao động.

Ngoài ra chính quyền địa phương cần có các chủ trương giao đất cho hộ nông dân xây dựng và phát triển các trang trại chăn nuôi- nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn. Để làm được những điều này, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như hỗ trợ vốn vay cho nông dân mua giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại; áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cung cấp những giống mới cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng; chú trọng thực hiện vấn đề tiêm phòng, ngăn ngừa dịch bệnh.

4.2.3. Giải pháp về thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động, bởi lẽ một khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa mà không có thị trường tiêu thụ thì người dân sẽ không yên tâm mở rộng, tăng cường đầu tư sản xuất. Hơn nữa do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên thường là những khi chính vụ, những lúc được mùa thì giá cả thường bấp bênh. Chính vì vậy cần tổ chức đội ngũ thu mua đến tận nhà bà con nông dân, cung cấp

kịp thời thông tin giá cả và nhu cầu thị trường để bà con chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, tránh bị ép giá. Ngoài ra, một trong những biện pháp chủ động về thị trường là xây dựng các nhà máy, xí nghiệp chế biến nông sản tại chỗ, giúp người dân tiêu thụ nông sản thuận tiện và dễ dàng hơn.

4.2.4. Khai thác hợp lý tiềm năng đất đai kết hợp với thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

Tăng hệ số sử dụng đất là một trong những yếu tố quan trọng để khai thác và sử dụng hết tiềm năng đất đai của xã đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân lao động. Để làm được điều này thì chính quyền địa phương cần có các kế hoạch xây dựng và cải tạo hệ thống kênh mương nội đồng, đồng thời tiến hành nghiên cứu đất đai từ đó xây dựng công thức luân canh hợp lý có hiệu quả cao hơn thay thế chế độ luân canh hiện tại giúp nâng cao hệ số sử dụng đất ở địa phương.

Mặt khác để tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động địa phương thì khai thác hợp lý tiềm năng đất đai phải kết hợp với việc thâm canh tăng vụ. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, thâm canh là một yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng. Tuy nhiên để thâm canh có hiệu quả cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất từng loại cây trồng cụ thể, khi đầu tư các yếu tố vật chất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…cần lưu ý đặc điểm sinh học của cây trồng, đảm bảo sản xuất các loại nông sản có năng suất cao nhưng chất lượng phải tốt. Ngoài ra, hai yếu tố cơ bản của quá trình thâm canh là vốn và trình độ thâm canh, nhưng hiện nay một bộ phận không nhỏ hộ nông dân lại thiếu hai yếu tố này. Vì vậy cần quan tâm hỗ trợ đầu tư thêm vốn, nâng cao trình độ thâm canh cho bà con bằng cách mở các lớp tập huấn, tham quan học hỏi thực hiện các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

4.2.5. Giải pháp về vốn

người lao động tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đa dạng hóa nguồn thu cho người lao động. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần khuyến khích, huy động khả năng đầu tư của mọi tổ chức đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội cung cấp tín dụng cho hộ nông dân để họ có điều kiện phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã Vĩnh Ninh, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

Xã Vĩnh Ninh là một xã có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp, mặt khác có đường Hồ Chí Minh đi qua, cách quốc lộ 1A khoảng 3 km tiện lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các xã, huyện khác và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn.

Cơ cấu việc làm của vùng cũng khá đa dạng, từ việc chăn nuôi, trồng trọt, các ngành nghề nông kiêm đến các ngành nghề dịch vụ (buôn bán, vận tải, mộc, hàn…)

Thu nhập của lao động tuy chưa cao nhưng đã một phần đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình. Nguồn thu chủ yếu là từ nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao hơn nhưng người dân chỉ tham gia dưới hình thức làm thêm nhằm tận dụng thời gian nông nhàn chứ đưa vào ngành nghề tạo thu nhập chính.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động xã Vĩnh Ninh còn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy rất khó để lao động có thể tìm được việc làm đem lại thu nhập cao và ổn định do hiệu quả sản xuất không cao.

Trên cơ sở tìm hiểu tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã chúng tôi có đưa ra một số giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động như: chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực về chiều rộng lẫn chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương, khai thác hợp lý tiềm năng đất

II. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện có hiệu quả vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

* Đối với nhà nước

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường mới, cơ hội mới cho lao động tham gia. Từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế…

Đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ mới cho lao động nông thôn, đưa những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, đầu tư công nghệ bảo quản chế biến và máy móc công nghệ mới cho nông thôn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển trong đó bao gồm kinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w