Cơ cấu ngành nghề là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao động trong năm, theo lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì số ngày công mà các lao động huy động được cũng khác nhau. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề chúng ta hãy cùng theo dõi bảng số liệu sau đây:
Trong tất cả các nhóm hộ được điều tra thì nhóm thuần nông là nhóm có số ngày công tạo ra thu nhập thấp nhất, bình quân mỗi năm một lao động của nhóm hộ này chỉ huy động được 131,93 công/ năm. Trong đó có 8 người- chiếm 19,5% số lao động thuần nông chỉ huy động được 71,13 công/ người/năm, số lao động huy động được từ 100- 200 công mỗi năm là nhiều nhất: 31 lao động- chiếm 75,61% số lao động thuần nông với số công huy động là 142,58 công/ người/năm. Số lao động huy động được 200- 300 công mỗi năm là rất ít, chỉ có 2 người- chiếm 4,88% số lao động thuần nông với số ngày làm việc bình quân của mỗi người là 210 công/ năm.
Nguyên nhân khiến cho số lao động thuộc nhóm hộ thuần nông có số ngày làm việc thấp là do những lao động nhóm hộ này chỉ tham gia làm nông chứ không làm công việc nào khác, trong năm chỉ có một số ngày chính vụ cần huy động tối đa sức lao động như trong những ngày gieo cấy, thu hoạch…ngoài thời gian này, họ chỉ chăn nuôi thêm lợn, gà, một số gia đình nuôi thêm trâu, bò hoặc dê, thời gian tiến hành chăn nuôi của người lao động cũng không nhiều thường là chỉ mất 2- 3 tiếng một ngày, thời gian còn lại trong năm đa phần là thời gian rãnh rỗi, hơn nữa vào những ngày mưa lũ thì người nông dân cũng không thể ra đồng làm việc và thường nghỉ ở nhà.
Nhóm lao động trong lĩnh vực nông kiêm có số ngày công huy động được trong năm lớn hơn so với nhóm thuần nông nhưng cũng không đáng kể, bình quân mỗi lao động trong nhóm này huy động được 203,19 công/ năm. Số lao động huy động được 300 ngày công trở lên có 7 người- chiếm 9,72% lao động nông kiêm với mức ngày công của mỗi lao động trong một năm là 314,29 công. Từ 200- 300 công mỗi năm có 34 lao động chiếm 47,22% lao động nông kiêm và số công bình quân của một lao động nhóm này là 233,24 công/ năm. Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất của nhóm nông kiêm là số lao động có dưới 100 ngày công, chỉ có 4 người- chiếm 5,56% với 85,50 công/ năm/ người, đây là nhũng lao động tuổi còn nhỏ hoặc đã già, tham gia lao động chỉ mang tính chất phụ giúp. Đối với hộ nông kiêm thì ngoài thì ngoài công việc làm nông như trồng trọt, chăn nuôi thì vào lúc nông nhàn họ còn tham gia vào các ngành nghề khác nhau như thợ xây, thợ mộc, nấu rượu…nhằm tăng thêm thu nhập và giảm bớt thời gian nhàn rỗi.
BẢNG 8: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG NGÀY CÔNG CỦA LAO ĐỘNG (TÍNH BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG) ĐỘNG (TÍNH BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG)
TT
TỔ KHOẢNGCÁCH TỔ THUẦN NÔNG NÔNG KIÊM NN- DV TỔNG/ BQC
SL (người) Cơ cấu (%) Công BQ SL (người) Cơ cấu (%) Công BQ SL (người) Cơ cấu (%) Công BQ SL (người) Cơ cấu (%) Công BQ 1 <100 8 19,51 71,13 4 5,56 85,50 0 0 0 12 9,09 75,92 2 100- 200 31 75,61 142,58 27 37,50 154,00 5 26,32 163,40 63 47,73 149,13 3 200- 300 2 4,88 210,00 34 47,22 233,24 9 47,36 258,78 45 34,09 237,31 4 >=300 0 0 0 7 9,72 314,29 5 26,32 326,40 12 9,09 319,33 TỔNG/ BQC 41 100 131,93 72 100 203,19 19 100 251,47 132 100 188,01
Nhóm hộ ngành nghề- dịch vụ có số ngày làm việc bình quân một lao động trong năm là lớn nhất 251,47 công và cũng có tỷ lệ số lao động huy động được 300 ngày công trở lên lớn nhất với 5 lao động- chiếm 26,32% tổng số lao động ngành nghề, dịch vụ và mỗi lao động làm việc được 326,40 công/ năm. Số lao động có từ 200 đến dưới 300 công cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn, chiếm 47,36% với số công huy động là 258,78 công/ năm/ người và không có lao động nào làm việc dưới 100 công/ năm. Sở dĩ thời gian làm việc của nhóm hộ này cao là do phần lớn những lao động ở nhóm hộ này đều sử dụng thời gian vào các ngành nghề dịch vụ như vận tải, xay xát, may mặc, buôn bán…họ chỉ sử dụng một số lượng nhở thời gian trong năm để canh tác và phục vụ cho nông nghiệp. Hầu hết những lao động trong lĩnh vực này đều có thu nhập tương đối cao và ổn định, có khả năng đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống.
Qua phân tích ở trên ta có thể nhận thấy rằng thời gian lao động của mỗi lao động tùy thuộc vào ngành nghề mà họ tham gia, những lao động thuần nông có thời gian nhàn rỗi tương đối nhiều trong khi đó lao động hoạt động trong lĩnh vực nông kiêm và ngành nghề- dịch vụ lại tận dụng được khá tốt khoảng thời gian trong năm nhằm tự tạo việc làm, kiếm thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của độ tuổi, giới tính đến thời gian làm việc của lao động
Thời gian làm việc của lao động trong năm ngoài chịu ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề thì nó còn chịu ảnh hưởng của độ tuổi và giới tính. Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đến việc huy động ngày công của các lao động thì chúng ta hãy cùng xem xét bảng 9 dưới đây:
BẢNG 9: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI, GIỚI TÍNH ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG NGÀY CÔNG CỦA LAO ĐỘNG (TÍNH BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG) ĐỘNG (TÍNH BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG)
CHỈ TIÊU THUẦN NÔNG NÔNG KIÊM NN-DV TỔNG/ BQC
SL (người) Cơ cấu (%) Công BQ (người)SL Cơ cấu (%) Công BQ (người)SL Cơ cấu (%) Công BQ (người)SL Cơ cấu (%) Công BQ 1. Phân theo độ tuổi <16 5 12,20 65,00 7 9,72 104,57 0 0 0 12 9,09 88,08 16- 35 6 14,63 144,30 20 27,78 208,85 5 26,32 326,40 31 23,48 215,32 36- 60 24 58,54 151,29 40 55,56 225,65 13 68,42 230,46 77 58,34 203,29 >60 6 14,63 97,83 5 6,94 139,00 1 5,26 150 12 9,09 119,33 2. Phân theo giới tính Nam 22 53,66 123,36 39 54,17 217,97 9 47,37 283,22 70 53,03 196,63 Nữ 19 46,34 141,84 33 45,83 185,73 10 52,63 222,90 62 46,97 178,27 TỔNG/ BQC 41 100 131,93 72 100 203,19 19 100 251,47 132 100 188,01
Độ tuổi có những ảnh hưởng nhất định đến thời gian làm việc của lao động do sức khỏe của lao động chịu ảnh hưởng nhiều của độ tuổi, ở những tuổi khác nhau thì tình hình sức khỏe khác nhau do đó thời gian làm việc của lao động cũng khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp thì những lao động có độ tuổi càng cao thì càng nhiều kinh nghiệm sản xuất do đó họ thường có lượng thời gian làm việc trong năm tương đối cao trừ những người đã quá lớn tuổi không còn đủ sức khỏe để tham gia lao động.
Từ bảng số liệu ta thấy, những lao động dưới 16 tuổi là những lao động có số ngày công trong năm thấp nhất, những lao động này mỗi năm chỉ huy động được 88,08 ngày công, đây đa phần là những lao động đang còn tuổi đi học nhưng do gia đình khó khăn nên ngoài thời gian học trên lớp những lao động này phụ giúp gia đình làm các công việc nhẹ nhàng như chăn nuôi, trợ giúp các hoạt động ngành nghề…, những lao động này tập trung chủ yếu ở hai nhóm hộ thuần nông và nông kiêm ngành nghề dịch vụ.
Huy động được thời gian làm việc trong năm khá nhiều là những lao động có độ tuổi từ 16 đến 35, những lao động thuộc nhóm này huy động được 215,32 công/ năm/ người, những lao động này là những lao động trẻ, có sức khỏe, đã có ý thức vươn lên làm giàu và biết mạnh dạn đầu tư sản xuất vì vậy số công huy động được nhiều. Những lao động từ 36 đến 60 tuổi huy động được là 203,29 công/ năm/ người, đây là những lao động có nhận thức chính chắn, có ý thức trách nhiệm với gia đình, bản thân và công việc đồng thời những lao động này cũng đã tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh do vậy mà số số ngày làm việc trong năm của nhóm này khá lớn.
Những lao động ngoài độ tuổi lao động là những lao động đã trải qua nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng do những lao động này đã lớn tuổi, tình trạng sức khỏe không cho phép họ làm việc nhiều do vậy số ngày công mà những lao động trên 60 tuổi huy động được cũng chỉ là 119,33 công/ năm/ người.
Nói tóm lại, ở những độ tuổi khác nhau thì việc huy động ngày công của lao động cũng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, ý thức, kinh nghiệm của người lao động.
Giới tính cũng có ảnh hưởng nhất định đến ngày công làm việc của lao động. Sự ảnh hưởng của giới tính đến hoạt động nông nghiệp được biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm hộ thuần nông. Qua bảng số liệu ta thấy, trong nhóm hộ thuần nông thì lao động nữ có số ngày làm việc nhiều hơn so với lao động nam, bình quân một lao động nữ huy động được 141,84 công/ năm/ người trong khi đó lao động nam chỉ huy động được 123,36 ngày công/ người/ năm, sở dĩ như vậy là vì trong sản xuất nông nghiệp do ưu điểm của nam giới là có sức khỏe do đó họ thường xuyên chịu trách nhiệm những công việc nặng nhọc như bừa, thu hoạch, vận chuyển…mà những công việc này không thường xuyên chỉ ở những thời điểm chính. Những công việc còn lại như phun thuốc, chăm sóc, chăn nuôi do nữ giới đảm nhận, những công việc này không nặng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nên chiếm hết thời gian lao động trong nông nghiệp. Đối với nhóm hộ nông kiêm thì diễn ra ngược lại, lao động nam ở nhóm hộ này lại có số ngày làm việc trong năm cao hơn so với nữ, bình quân mỗi năm một lao động nam trong lĩnh vực nông kiêm huy động được 217,97 công, và số công mà lao động nữ huy động được là 185,73 công/ người/ năm. Sở dĩ nhóm hộ này nam giới có thời gian làm việc nhiều hơn là vì ngoài làm nông lao động nam còn đi làm thêm một số việc khác còn lao động nữ hầu hết ở nhà chăn nuôi và chăm sóc con cái. Những lao động thuộc nhóm hộ ngành nghề dịch vụ thì lao động nam cũng có số ngày làm việc nhiều hơn nữ với số công bình quân mỗi năm lần lượt là 283,22 công/ năm và 229,90 công/ năm, đa phần những lao động nam thuộc lĩnh vực này làm các công việc liên tục và thời gian làm việc nhiều hơn so với nữ như thợ xây, gò hàn, thợ mộc trong khi đó lao động nữ làm các công việc dịch vụ tại nhà như buôn bán, nấu rượu, cắt may vừa kết hợp làm việc và chăm sóc
Nhìn chung, qua phân tích trên ta có thể thấy được rằng ngày công lao động của một lao động nông thôn chịu ảnh hưởng rất nhiều của độ tuổi, giới tính- đây là điểm khác biệt của lao động nông thôn so với thành thị.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa, chuyên môn đến việc huy động ngày công của lao động
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng trình độ chuyên môn khác nhau thì có thời gian làm việc cũng khác nhau. Huy động được thời gian làm việc trong năm cao nhất là những lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, thời gian làm việc bình quân một năm của họ là 263,08 công/ người. Tuy nhiên ở nhóm hộ thuần nông thì thời gian làm việc của những lao động có trình độ công nhân kỹ thuật và trung cấp thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả ba nhóm hộ, nguyên nhân là những lao động này vừa mới tốt nghiệp chưa tìm được việc làm nên tham gia lao động trong khi chờ công việc mới. Trong khi đó, những lao động có trình độ công nhân kỹ thuật và sơ cấp trung cấp trong lĩnh vực ngành nghề dịch vụ lại có số công huy động được trong năm là 317,75 công/ người/ năm và trong nhóm nông kiêm là 268,29 công/ người/ năm.
Mỗi nhóm hộ đều có một người đã tốt nghiệp cao đẳng nhưng lại có điều kiện hoàn cảnh khác nhau do đó mà số ngày công huy động được trong năm cũng khác nhau. Lao động cao đẳng ở nhóm thuần nông là giáo viên đã về hưu nay ở nhà làm các công việc nông phụ giúp gia đình do đó số ngày công huy động được trong một năm của lao động này chỉ là 130 công. Và lao động có trình độ cao đẳng có số công huy động được trong năm lớn nhất thuộc về nhóm nông kiêm với 344 công/ năm, đây là lao động ngoài thời gian làm nông còn tham gia làm mộc cho một xưởng mộc lớn ở địa phương nhằm tăng thu nhập cho gia đình, trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng ở nhóm ngành nghề dịch vụ làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp có thời gian làm việc cố định theo quy định của nhà nước nên thời gian làm việc của họ thấp hơn và ổn định hơn.
BẢNG 10: ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA, CHUYÊN MÔN ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG NGÀY CÔNG CỦA LAO ĐỘNG (TÍNH BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG) NGÀY CÔNG CỦA LAO ĐỘNG (TÍNH BÌNH QUÂN MỘT LAO ĐỘNG)
CHỈ TIÊU THUẦN NÔNG NÔNG KIÊM NN-DV TỔNG/ BQC
SL (người) Cơ cấu (%) Công BQ (người)SL Cơ cấu (%) Công BQ (người)SL Cơ cấu (%) Công BQ (người)SL Cơ cấu (%) Công BQ Cấp I 3 7,32 83,67 10 13,89 161,30 0 0 0 13 9,85 143,38 Cấp II 15 36,59 129,00 22 30,56 184,41 4 21,05 183,25 41 31,06 164,02 Cấp III 20 48,78 141,10 32 44,44 210,56 10 52,63 252,40 62 46,97 194,90 CNKT, TC 2 4,87 135,50 7 9,72 268,29 4 21,05 317,75 13 9,85 263,08 Cao đẳng 1 2,44 130,00 1 1,39 344,00 1 5,27 250,00 3 2,27 241,33 TỔNG/ BQC 41 100 131,93 72 100 203,19 19 100 251,47 132 100 188,01
Hầu hết lao động điều tra có trình độ văn hóa tương đối cao, số lao động đã tốt nghiệp cấp II, cấp II chiếm tỷ lệ tương đối lớn với số công huy động trong một năm lần lượt là 164,02 công/ người và 194,90 công/ người, đây là một điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp thu thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất cho người nông dân nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.