Chi phí và cơ cấu chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 46)

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

3.2.2 Chi phí và cơ cấu chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra

Đặc điểm chung của hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng là cần một khối lượng vốn lớn. Vốn ở đây bao gồm: Vốn tài chính, vốn con người và nguồn vật lực. Mức độ đầu tư cao hay thấp đều tác động đến kết quả và hiệu quả của quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Để thấy được sự đầu tư vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng, tôi tiến hành tổng hợp, tính

toán và phân tích các yếu tố chi phí mà hộ nuôi bỏ ra trong suốt quá trình nuôi.

Thứ nhất, chi phí về giống.

Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua thực tế điều tra tôi nhận thấy, nguồn tôm giống vẫn chưa được kiểm dịch chặt chẽ, một số hộ nuôi với mật độ quá cao trên 120 vạn con/ha. Đây là những hộ ít có kinh nghiệm, không đi tập huấn kỹ thuật nuôi tôm. Tôm thẻ chân trắng là loại tôm rất thích di chuyển, nếu mật độ quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận động của tôm. Mặt khác, mức độ đầu tư về thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, điện và nhiên liệu là rất lớn. Do đó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nuôi. Mật độ trung bình của 2 vụ là 97,59 vạn con/ha. Tình hình đầu tư con giống của mỗi vụ các hộ điều tra được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 9: Số lượng và chi phí giống tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC

1. Số lượng Vạn con/ ha 96,93 98,26 97,59 2. Chi phí giống Tr.đ/ ha 33,87 34,31 34,09

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu cho thấy chi phí cho yếu tố giống tương đối lớn. Tính trung bình cho 2 vụ mỗi ha người nuôi phải ra 34,09 tr.đ. Mật độ vụ 2 cao hơn ở vụ 1 dẫn đến chi phí giống cũng cao hơn vụ 1. Những hộ nuôi với mật độ cao thì lượng thức ăn cần phải cung cấp nhiều hơn so với nuôi với mật độ thấp, dẫn đến môi trường ao nuôi nhanh bẩn. Hiện nay, chất thải và nước thải của quá trình nuôi chưa được đầu tư xử lý. Vì vậy nên hạn chế việc thay nước trong quá trình nuôi bằng cách điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp.

Thứ hai, chi phí về thức ăn.

Sau giống thì thức ăn là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của con tôm thẻ chân trắng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Lượng thức ăn phụ thuộc vào hình thức nuôi, mật độ nuôi. Mặt khác, tôm thẻ chân

trắng là loài ăn khỏe, lượng thức ăn lớn, chia làm nhiều lần trong ngày. Vì vậy, chi phí thức ăn trung bình mỗi ha của các hộ điều tra là 267,53 tr.đ. Tình hình đầu tư thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng mỗi vụ của các hộ nuôi điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Mức đầu tư và chi phí thức ăn của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Nguồn thức ăn được sử dụng ở đây hoàn toàn là thức ăn công nghiệp. Bình quân 1ha nuôi tôm, người dân bỏ ra 13,03 tấn tương ứng 267,53 tr.đ

Thứ ba, chi phí về lao động

Chi phí lao động là một khoản mục quan trọng trong hoạch toán chi phí sản xuất. Nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như bao nghề khác thường tận dụng nguồn lao động gia đình, ngoài ra còn thuê thêm lao động. Vì hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng cần nhiều thời gian chăm sóc, theo dõi nên có những hộ gia đình thuê hẳn lao động với tiền công trung bình 120.000 đ/ngày, một vụ khoản 2,5 - 3 tháng.

Từ bảng số liệu ta thấy bình quân mỗi ha nuôi tôm thẻ chân trắng các hộ nuôi tôm sử dụng 101,47công lao động gia đình và 126,66 công lao động thuê ngoài. Như vậy từ 21,69 ha/1vụ của các hộ điều tra sẽ tạo việc làm cho nhiều người, góp phần giải quyết việc làm

Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC

1. Lượng thức ăn Tấn/ha 13,03 13,02 13,03 2. Chi phí thức ăn Tr.đ/ha 267,63 267,43 267,53

cho lao động nông thôn địa phương. Ở vụ 2, các hộ nuôi tôm sử dụng lao động gia đình nhiều hơn vụ 1; đồng thời giảm lao động thuê ngoài. Do đó, chi phí thuê lao động giảm nhưng mức giảm này không đáng kể.

Bảng 11: Số lượng và chi phí lao động nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC

1. Lao động gia đình Ngày công/ha 94,00 108,93 101,47 2. Lao động thuê ngoài Ngày công/ha 130,97 122,35 126,66 3. CP thuê lao động Tr.đ/ha 15,72 14,70 15,21

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Thứ tư, chi phí về xử lý ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh, điện và nhiên liệu.

Nhìn chung, các hộ điều tra đều có ý thức trong công tác xử lý ao hồ trước khi nuôi, mức độ đầu tư cho phòng trừ dịch bệnh, điện và nhiên liệu khá cao. Có thể thấy rõ hơn vấn đề này qua bảng số liệu sau:

Bảng 12: Chi phí xử lý ao hồ, phòng trừ dịch bệnh, điện và nhiên liệu của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009

ĐVT: Tr.đ/ha

Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 BQC

1. CP xử lý chuẩn bị ao 21,25 22,13 21,69 2. CP phòng trừ dịch bệnh 8,85 9,22 9,04 3. CP điện và nhiên liệu 11,66 12,03 11,85

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với sự thay đổi với sự thay đổi của môi trường, nếu nguồn giống không đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả môi trường. Do đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho tôm thẻ chân trắng trong thời kỳ nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết

định đến kết quả nuôi tôm. Bình quân 1ha nuôi tôm người dân bỏ ra 21,69 tr.đ cho việc tu bổ, xử lý ao hồ trước khi nuôi. Nhờ có cán bộ khuyến nông hướng dẫn kiến thức nên ý thức phòng trừ dịch bệnh của các hộ nông dân tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số đợt dịch bệnh xảy ra nhưng kết quả thu được từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát rất khả quan. Kết quả điều tra cho thấy mức độ đầu tư thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh cho tôm khá lớn, bình quân 1ha người nuôi cần bỏ ra 9,04 tr.đ tiền thuốc để phòng trừ dịch bệnh; 11,85 tr.đ tiền điện và dầu máy cho hoạt động nuôi tôm. Chi phí của vụ 2 nhiều hơn vụ 1 một phần do mật độ nuôi cao hơn, một phần do giá cả biến động tăng.

Thứ năm, chi phí về mua sắm TSCĐ

Không giống như các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cần một lượng vốn đầu tư lớn vào TSCĐ như xây dựng ao nuôi, mua máy móc thiết bị phục vụ quá trình nuôi như: Máy bơm nước, giàn sục khí, vải bạt nilon,…Qua thực tế điều tra, tôi nhận thấy đầu tư thiết bị của mỗi hộ gia đình phụ thuộc vào quy mô ao nuôi, vị trí ao nuôi. Trung bình mỗi hộ bỏ ra 105,29 tr.đ để mua sắm TSCĐ. Đối với người nông dân, đây là số tiền rất lớn, họ phải vay mượn từ những người thân quen, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng để mua sắm máy móc thiết bị. Trong mỗi vụ nuôi các hộ nuôi khấu hao trung bình 9,71 tr.đ/ha.

Bảng 13: Mức độ đầu tư TSCĐ của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009 (tính bình quân cho 1ha)

ĐVT: Tr.đ

Chỉ tiêu Giá trị

1. Giá trị TSCĐ 6317,30

- Xây dựng ao hồ

5331,00 - Máy móc, dụng cụ, phương tiện thiết bị 986,30 2. Mức khấu hao TSCĐ bình quân/ha/năm 109,42 3. Mức khấu hao TSCĐ bình quân/ha/vụ 9,71

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Tóm lại, muốn đánh giá được kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng cần phải nắm bắt được tổng chi phí mà hộ nuôi tôm bỏ ra trong suốt vụ nuôi để so sánh với kết quả thu được. Chi phí mà hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bỏ ra trong suốt chu kỳ kinh doanh bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí trung gian và chi phí tự có của gia đình. Mức độ đóng góp của các thành phần chi phí vào tổng chi phí là khác nhau và có ảnh hưởng đến kết quả nuôi tôm. Để thấy được toàn bộ chi phí và kết cấu chi phí của một chu kỳ nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra, tôi tổng hợp bảng số liệu sau:

Bảng 14: Chi phí sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra năm 2009 (tính bình quân cho 1 ha/vụ).

Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 BQC

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng chi phí 368,69 100,00 369,53 100,00 369,11 100

I/ Chi phí khấu hao TSCĐ 9,71 2,63 9,71 2,63 9,71 2,63

II/ Chi phí trung gian 358,98 97,37 359,82 97,37 359,40 97,37

1. Giống 33,87 9,19 34,31 9,28 34,09 9,24

2. Thức ăn 267,63 72,59 267,43 72,37 267,53 72,48

3. Xử lý chuẩn bị ao nuôi 21,25 5,76 22,13 5,99 21,69 5,88

4.Phòng trừ dịch bệnh 8,85 2,40 9,22 2,50 9,04 2,45

5. CP điện và nhiên liệu 11,66 3,16 12,03 3,26 11,85 3,21

6.CP lao động thuê ngoài 15,72 4,26 14,70 3,98 15,21 4,12

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) ĐVT: Tr.đ/ha/vụ

Nhìn tổng quát bảng số liệu nhận thấy tổng chi phí sản xuất bằng tiền tính trung bình cho 1ha là 369,11tr.đ, trong đó chi phí vụ 2 cao hơn vụ 1. Đây là một chi phí rất lớn, trong đó chi phí trung gian là 359,40 tr.đ/ha, chiếm 97,37% trong tổng chi phí. Chi phí trung gian trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng bao gồm: Chi phí giống, chi phí thức ăn, xử lý chuẩn bị ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh, điện và nhiên liệu, chi phí thuê lao động. Trong đó chi phí cho thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 72,48% trong tổng chi phí tương ứng với 267,53 tr.đ/ha.. Thứ hai là chi phí giống chiếm 9,24% tương ứng 34,09 tr.đ/ha. Chi phí chuẩn bị ao nuôi chiếm 5,88% tương ứng 21,69 tr.đ/ha. Tiếp theo là chi phí điện và nhiên liệu chiếm 3,21% tương ứng với 11,85 tr.đ/ha, chi phí phòng trừ dịch bệnh chiếm ít nhất 2,45% tương ứng 9,04 tr.đ/ha. Chi phí thuê lao động chiếm 4,12 % tương ứng với 15,21 tr.đ/ha, vì chỉ có một số gia đình thuê thêm lao động còn phần lớn sử dụng lao động gia đình.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w