Nhóm giải pháp cụ thể đối với hộ nuôi tôm:

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 61)

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

4.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể đối với hộ nuôi tôm:

Thứ nhất, mật độ thả nuôi của một số hộ dân còn quá cao. Để đảm bảo sự sinh

trưởng và phát triển tốt cho tôm thẻ chân trắng, theo hình thức nuôi thâm canh chỉ nên thả từ 80-120 vạn con/ha. Mặt khác, hiện nay có nhiều nguồn giống có xuất xứ khác nhau trên thị trường, do đó người mua cần lựa chọn giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và nên mua ở những cơ sở tin cậy nhằm đảm bảo nguồn giống sạch, đảm bảo thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.

Thứ hai, về mùa vụ thả nuôi. Do đặc điểm thời tiết, khí hậu của địa phương nên thời vụ

nuôi thích hợp cho tôm thẻ chân trắng là từ tháng 3 đến tháng 9. Tuy nhiên, trong huyện vẫn có một số hộ nuôi 3- 4 vụ, điều này dẫn đến năng suất tôm thẻ chân trắng không cao và sẽ gây sức ép đến môi trường khi lượng nước thải và chất thải chưa được xử lý.

Thứ ba, về xử lý chất thải sau vụ nuôi. Hiện nay tình trạng xả nước thải trực tiếp ra

biển, xả chất thải trực tiếp trên mặt đất diễn ra còn phổ biến. Trước mắt là do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chưa nhiều nên ảnh hưởng của chất thải đối với môi trường chưa biểu hiện rõ, nhưng nếu tình trạng này diễn ra cùng với việc mở rộng ao nuôi, thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với chính hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng. Do vậy, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho mỗi hộ nuôi là rất tốn kém, để tiết kiệm các hồ nuôi gần nhau nên hợp tác để xây dựng chung một hệ thống kênh, mương, hồ xử lý để hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w