Mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 57)

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1.2Mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm

Mục tiêu trước mắt:

- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng. Mở thêm diện tích để quy hoạch sử lý đồng bộ, huy động các nguồn lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển nhanh.

- Duy trì số hộ nuôi, giúp họ trong nguồn lực sản xuất và tăng nhận thức để giữ ổn định nghề nuôi tôm thẻ chân trắng..

- Nâng cao sản lượng nhằm phục vụ cho nhu cầu con người, đáp ứng nhu cầu thị trường và trở thành nghành kinh tế quan trọng của huyện.

Nhiệm vụ: Bên cạnh diện tích nuôi trồng đã có huy động thêm diện tích đất, mặt

nước hoang hóa, vùng đất ven biển xây dựng thành các vùng nuôi tôm thâm canh. Tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng, nâng cao giá trị kinh tế cho huyện. Kế hoạch đặt ra là diện tích nuôi tôm đạt 125 ha và sản lượng đạt 3350 tấn, năng suất 12- 14 tấn/ ha, giá trị là 167 tỷ đồng. Đồng thời, cần sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống ao hồ, kênh mương hiện có hợp lý hơn bảo đảm cho các dòng chảy, cấp thoát nước, đáp ứng phát triển ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiệm vụ tiếp theo là đa dạng hóa các ngành nghề như nuôi cá lồng và các loài thủy sản khác để người dân phát triển hết tiềm năng của địa phương, giúp người dân giảm bớt rủi ro, có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tăng trình độ ngư dân để họ có khả năng hiểu biết và có thể áp dụng tiến bộ KHKT. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện hơn quan hệ sản xuất, tức là đảm bảo hệ thống sản xuất tôm từ khâu cung cấp giống đến khâu chăm sóc, thu mua, sản xuất.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 57)