4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
2.3 Đánh giá về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với việc NTTS
Thuận lợi: Tài nguyên biển khá phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho việc phát triển
NTTS. Nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng mang lại thu nhập và việc làm cho nhiều người dân. Các hình thức nuôi đã thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết, giao thông, các phương tiện cũng thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng. Có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, có tinh thần học hỏi, sáng tạo và ngày càng có trình độ cao hơn. Người dân thường xuyên được đào tạo tập huấn và bồi dưỡng kiến thức giúp họ hiểu biết để nuôi có hiệu quả hơn.
Khó khăn:
Là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trải qua những năm năm tháng chiến tranh ác liệt, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, gây trở ngại cho cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trình độ dân trí không đều, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu về số lượng, còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn vì thế gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa cao, hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho sản xuất vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Việc chuyển dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang thâm canh là rất phù hợp, đáp ứng kỹ thuật hiện đại cũng như nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, hình thức nuôi thâm canh đòi hỏi vốn và nguồn lực lớn nên cần xem xét và quyết định đúng đắn, có biện pháp tăng nguồn lực sản xuất thủy sản.
CHÂN TRẮNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU