Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô:

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

4.2.1 Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô:

Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô bao giờ cũng đóng vai trò định hướng cho các ngành sản xuất kinh doanh nói chung và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng.

Thứ nhất, giải pháp về quy hoạch, quản lý vùng nuôi:

Do hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mang lại là rất cao nên người dân ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,…phát triển một cách ồ ạt các ao trên cát trong khi chưa có quy trình xử lý nước thải và rác thải. Do đó, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể NTTS của tỉnh, tiến hành quy hoạch chi tiết và lập dự án NTTS diện tích còn lại ở các xã ven biển, tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ ở những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ tạo động lực cho sự phát triển sản xuất.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ giống tôm thẻ chân trắng trong tỉnh và mua từ các tỉnh ngoài trước khi đưa vào thả nuôi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất thủy sản, đặc biệt là giống tôm nhằm tăng sản lượng con giống phục vụ nhu cầu nuôi thủy sản trong huyện.

Đưa công tác, kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh vào nề nếp nhằm giảm thiểu tối đa dịch bệnh trong NTTS, đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản.

Triển khai thực hiện kiểm tra, chứng nhận NTTS theo hướng bền vững trên địa bàn huyện nhằm phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ATVS thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, để thay đổi sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như nâng cao thu nhập cho người dân thì nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát không phải là con đường duy nhất. Chính quyền và các ban ngành liên quan cần học hỏi và áp dụng những mô hình sản xuất có

hiệu quả kinh tế cao vừa đa dạng được đối tượng nuôi trồng, vừa giảm áp lực khai thác vùng đất cát ven biển.

Để thực hiện tốt giả pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà nông, nhà kinh tế và nhà khoa học.

Thứ hai, giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật:

Tăng cường bồi dưỡng cho người lao động vầ kiến thức chăn nuôi, tay nghề NTTS bền vững, phương pháp thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Mở các lớp tập huấn cho cán bộ thủy sản cấp huyện, cán bộ quản lý HTX và người nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật NTTS, quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP, CoC), quản lý con giống, các chính sách, các qui định đề ra, kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, kinh doanh thức ăn, dịch vụ thú y thủy sản, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản,…

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng lịch thời vụ nuôi phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhằm tránh khỏi thời tiết bất lợi hạn chế dịch bệnh, thiên tai; khuyến cáo mật độ nuôi…

Phối hợp, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp đầu tư các dự án NTTS, các công trình xử lý nước thải của vùng nuôi.

Thứ ba, giải pháp về vốn đầu tư:

Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn từ các thành phần kinh tế.

Vốn ngân sách trung ương và địa phương tập trung cho công tác quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng vùng nuôi.

Mở rộng việc cho vay tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế thủy sản, nhất là NTTS xuất khẩu. Giảm các thủ tục đầu tư, vay vốn tránh gây phiền hà cho chủ đầu tư và người sản xuất. Vốn vay tín dụng ngắn hạn để đầu tư chi phí cho quá trình sản xuất như mua con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, việc tuyên truyền, áp dụng các biện pháp liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp là cần thiết.

Thứ tư, giải pháp về thị trường tiêu thụ:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất. Trong những năm qua, sản phẩm tôm thẻ chân trắng sản xuất ở hai xã đều được bán cho tư nhân mua tại hồ. Việc buôn bán trực tiếp diễn ra ở hồ nuôi tôm dẫn đến tình trạng người dân dễ bị ép giá do thiếu thông tin thị trường, gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ. Mặt khác, giá cả sản xuất, tùy thuộc vào mùa vụ, thời gian khai thác và vị trí ao hồ so với đường giao thông nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng.

Cần đẩy mạnh hợp tác, liên doanh liên kết giữa các hộ nuôi tôm, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ, liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các nhà thu mua sản phẩm để phát huy lợi thế của từng hộ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm.

Thường xuyên cung cấp các thông tin thị trường trên các phương tiện truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm; gắn thị trường sản phẩm với thị trường xuất khẩu tiêu thụ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người NTTS mở rộng tìm kiếm thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồng. Tích cực quảng bá sản phẩm tôm thẻ chân trắng, xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm tôm đông lạnh tại địa phương.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w