4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1 Dân số và lao động
Dân số và lao động là một nhân tố quan trọng kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Do vậy, việc đầu tư vào dạy nghề, nâng cao dân trí, giải quyết công ăn việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước ta, vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa đạt hiệu quả xã hội.
Theo thống kê huyện Mộ Đức, tổng dân số toàn huyện là 147.280 người bằng 11,30% dân số tỉnh Quảng Ngãi với tốc độ tăng dân số cao 0,80 %/ năm. Mật độ dân số trung bình năm 2009 là 672 người/km2 bằng 2,67 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi (252 người/km2). Dân số phân bố không đều giữa các nơi trong huyện. Những năm vừa qua, tốc độ đô thị hóa của huyện tăng lên đáng kể. Đây là yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Mộ Đức có lực lượng lao động tương đối dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại chỗ của huyện, có khả năng cung ứng tốt khi mở rộng quy mô phát triển của các ngành kinh tế trong những năm năm tới. Đến năm 2009, nguồn lao động của huyện có 76.239 người. Trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 79,72% tương ứng với 60.777 người, lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây
dựng , lao động trong thương nghiệp – vận tải – dịch vụ chiếm tương ứng 10.590 người. Để thấy rõ hơn về tình hình dân số và lao động ta theo dõi qua bảng 5
Bảng 5 Tình hình dân số và lao động của huyện Mộ Đức năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1.Tổng số hộ Hộ 33.316
2.Tổng dân số Người 147.280
-Tốc độ tăng dân số % 0,80
3. Lao động theo ngành Lao động 76.239 -Nông – lâm – ngư nghiệp Lao động 60.777 -Công nghiệp – dịch vụ Lao động 4.872 -Thương nghiệp-Vận Tải-dịch vụ Lao động 10.590 4. Các chỉ tiêu bình quân
- BQ lao động/hộ Lao động/hộ 2,29
- BQ nhân khẩu/hộ Nhân khẩu/hộ 4,42
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức năm 2009)
Bình quân mỗi hộ có 4,42 nhân khẩu, trong đó có tới 2,29 lao động cho thấy lao động ở đây khá dồi dào và sẽ là một nguồn lực lớn nếu được đầu tư nâng cao trình độ. Nhìn chung lao động của huyện cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn thấp, năng suất lao động chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm chậm, mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp còn chậm.
2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất thuộc sở hữu của Nhà nước thống nhất quản lý. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Do vậy tài nguyên đất đai có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất. Vì vậy, cần sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả.
Qua bảng 6 ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện năm 2009 là 15.750 ha, chiếm 73,62% trong cơ cấu sử dụng đất đai của huyện. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 17,57% tương đương 3.758 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 1.885 ha tương ứng 8,81% trong cơ cấu sử dụng đất đai của huyện. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 48,99% tương ứng với 10.481 ha; diện tích
đất lâm nghiệp đứng thứ hai chiếm 23,70% tương ứng với 5.069 ha. Diện tích đất NTTS là 200 ha, chiếm 0,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này chứng tỏ phần đông lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp năm 2009 giảm 1ha so với năm 2008 là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 1 ha. Năm 2009, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 2 ha là do diện tích đất chuyên dùng tăng 2 ha; diện tích đất chưa dùng giảm 1 ha so với năm 2008.
Bảng 6: Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Mộ Đức qua hai năm 2008-2009
Chỉ tiêu DT(ha)Năm 2008% DT(ha)Năm 2009% +/- DT(ha)2009/2008
Tổng diện tích đất tự nhiên 21.393 100 21.393 100 0
1. Tổng đất nông nghiệp 15.751 73,63 15.750 73,62 -1
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.482 49,00 10.481 48,99 -1
1.2 Đất lâm nghiệp 5.069 23,70 5.069 23,70 0
1.3 Đất nông nghiệp khác 200 0,93 200 0,93 0
2. Đất phi nông nghiệp 3.756 17,56 3.758 17,57 2
2.1 Đất thổ cư 2.289 10,70 2.289 10,70 0
2.2 Đất chuyên dùng 1.467 6,86 1.469 6,87 2
2.2.3 Đặc điểm kinh tế
Thời kỳ 2007-2009 là thời kỳ giữa thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, cùng với những tác động tích cực từ sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh Quảng Ngãi, nhiều yếu tố thuận lợi mới xuất hiện đã làm cho giá trị sản xuất của huyện Mộ Đức năm 2009 so với năm 2008 tăng 11,49%. Những năm gần đây, kinh tế của huyện đã có bước chuyển hướng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý.
Bảng 7: Giá trị sản xuất của huyện Mộ Đức qua hai năm 2008-2009
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh
09/08(%) Giá trị (%) Giá trị (%) TỔNG GTSX 1.599,40 100 1.783,20 100 11,49 - Nông- lâm-thủy sản 607,77 38,00 618,77 34,70 1,81 Trong đó: NTTS 153,50 9,60 175,20 9,83 14,12 - CN XD- TTCN 462,23 28,90 561,71 31,50 21,52 - DV - TM 529,40 33,10 602,72 33,80 13,85
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức năm 2009)
Dựa vào bảng số liệu cho thấy, cơ cấu kinh tế đã có xu hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng nền kinh tế vẫn dựa vào nông nghiệp là chính. So với năm 2008 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2009 tăng 1,81%, chiếm 34,70% trong tổng giá trị sản xuất.
2.2.4 Đặc điểm văn hóa- xã hội
Giáo dục - đào tạo: Đã được chú trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Toàn
huyện có 3 trường trung học phổ thông, 14 trường trung học cơ sở, 18 trường tiểu học, 20 trường hệ mầm non và mẫu giáo phục vụ cho học tập. Tổng số học sinh năm học 2009-2010 là 31.991 học sinh, trong đó: Hệ mầm non và mẫu giáo 3.198 học sinh, tăng 166 em so với năm học 2008-2009; bậc tiểu học 10.224 học sinh, bậc trung học cơ sở 11.715 học sinh, bậc trung học phổ thông có 7.034 học sinh. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học cơ sở đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở thực hiện thường xuyên và được công nhận đạt chuẩn đảm bảo 100%. Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn huyện đảm bảo an
toàn tiết kiệm theo đúng chủ trương “Hai không” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Kết quả tốt nghiệp toàn huyện đạt 80,20%. Điều kiện vật chất và môi trường học tập không ngừng được nâng lên. Thường xuyên có các lớp đào tạo và bồi dưỡng cho cả giáo viên và học sinh. Các chương trình khuyến học cũng taọ thành phong trào phát triển và khuyến khích các em ham học. Chất lượng dạy và học mỗi năm một tăng, nhất là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và học sinh thi đậu vào các trường đại học ngày càng nhiều.
Y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân
Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã duy trì các hoạt động khám và điều trị bệnh, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tiêu độc khử trùng môi trường. Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, thị trấn đã khám cho trên 192 nghìn lượt người; triển khai đạt kết quả chiến dịch tiêm phòng vắc xin định kỳ cho các cháu trong độ tuổi, kết quả đạt được là tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 85,50%, tiêm chủng cho phụ nữ có thai 78,70%, tiêm uống ván mũi 2 cho phụ nữ từ 15 – 35 tuổi đạt 100%, tiêm chủng viêm gan B mũi 3 đạt 85,40%. Thực hiện tốt công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Văn hóa thông tin – thể dục thể thao
Nghành văn hóa thông tin truyền thanh: Đã tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, các nhiệm vụ trọng tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Thực hiện và đạt các chỉ tiêu gia đình văn hoá, thôn văn hóa, xã văn hóa và hướng dẫn các thôn xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn; các thiết chế văn hóa ở cơ sở được xây dựng. Việc triển khai xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa ở các xã, thị trấn thực hiện tốt.
2.2.5 Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông:
Giao thông vận tải đóng một vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, là huyết mạch của nền kinh tế, vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là cầu nối giữa thành thị và nông thôn, vùng xuôi và vùng ngược, xóa bỏ sự tách biệt và mức sống.
Huyện Mộ Đức là một trong số ít huyện hội đủ cả ba loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy và đường sắt. Hệ thống giao thông đường bộ được hình thành theo 4 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện, xã với các tuyến:
Quốc lộ 1A chạy dọc từ Bắc vào Nam chia đôi địa bàn huyện với chiều dài 18,50km.
Quốc lộ 24 từ Thạch Trụ đến Km số 2 với tổng chiều dài qua huyện là 2,00km. Tỉnh lộ 628 (tuyến Quán Lát Đá Chát do tỉnh quản lý với tổng chiều dài qua huyện là 4,00 km.
Tỉnh lộ 629 (tuyến Đồng Cát Suối Bùn) do tỉnh quản lý với tổng chiều dài qua huyện 4,00km
Tuyến Bồ Đề - Đức Lợi – Mỹ Á (tỉnh lộ) có 27 km đi qua huyện Mộ Đức.
Ngoài các tuyến trên còn có 44,50km đường huyện lộ (gồm 8 tuyến) và 150 km đường xã (gồm 73tuyến) được phân bố đều khắp trong toàn huyện. bằng ngân sách cấp cùng nhiều hình thức huy động vốn và ngày công lao động, huyện đã tiến hành nâng cấp, tu bổ các tuyến đường giao thông nông thôn phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa cho nhân dân.
Nhìn chung, trên địa bàn huyện, trừ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24 và tỉnh lộ 628 đã được bê tông nhựa, còn lại là đường cấp phối, đường đất, lầy lội về mùa mưa, bụi về mùa nắng. Bề mặt nhiều tuyến còn hẹp, mặt đường xấu, xuống cấp không đảm bảo cho tốc độ xe và an toàn giao thông, hạn chế lớn tới khả năng vận tải đi lại của nhân dân.
Với thuận lợi có 23 km và một cửa sông (cửa Lỡ), song khả năng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy còn nhiều hạn chế, mới chỉ mang tính chất nội khu vực và với quy mô nhỏ. Đa phần tàu thuyền cập bến là tàu thuyền đánh bắt cá có công suất nhỏ, chủ yếu của ngư dân trong huyện và những vùng xung quanh.
Thủy lợi: Công tác thủy lơi của huyện đã được chú trọng phát triển từ những năm
trước năm 1995. Với hệ thống kênh Nam sông Vệ cùng với các hồ chứa, các công trình đập dâng, đập bồi, các trạm bơm nhỏ hơn đã giải quyết tưới nước 7.390 ha chiếm 50,94% diện tích gieo trồng.
Hiện nay, nhân dân trong huyện đang tích cực huy động vốn và ngày công lao động xây dựng các tuyến kênh nội đồng để khai thác đến mức cao nhất công trình thủy lợi Thạch Nham, đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa nông thôn.
Mạng lưới điện: Trong những năm qua huyện rất chú trọng việc điện khí hóa nông
thôn, chú ý phát triển cả điện sản xuất nông nghiệp công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, y tế, văn hóa và điện dân dụng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay trên toàn huyện có 71 trạm đang vận hành với tổng công suất 19.610 KVA. Huyện đã xây dựng được 108.328 km đường dây cao trung thế; 86,50 km đường dây 0,40 KV 200km đường dây 0,20 KV. Mạng lưới điện cung cấp cho 13 xã, thị trấn với tổng lượng điện tiêu thụ trên 18 triệu KWH/ năm. Công tác quản lý an toàn lưới điện được chú ý, đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn.
Về công tác quản lý điện: Đã cải tạo và nâng cấp tiết diện dây dẫn từ dây trần sang
dây dẫn, từ dây trần sang dây bọc nhựa AV70, với tổng chiều dài 2.700m, kéo dài các nhánh điện rẽ 1 pha tổng chiều dài 1.200 m; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện ở một số tổ chức quản lý điện nông thôn dọc tuyến Quốc lộ 1A; có công ty cổ phần điện của huyện.
Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện ngày càng phát triển: 53 máy điện
thoại/ 1000 dân, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực trong công tác khai thác thông tin phục vụ cho sản xuất, phòng chống lụt bão cũng như giao lưu với các vùng xung quanh. 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã và có báo Đảng đến trong ngày, kết hợp cung cấp công ích với các dịch vụ thương mại. Phát triển thêm các dịch vụ mới như dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đại lý viễn thông; các dịch vụ bưu chính lai ghép (E-post), Data – post…
Thuận lợi: Tài nguyên biển khá phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho việc phát triển
NTTS. Nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng mang lại thu nhập và việc làm cho nhiều người dân. Các hình thức nuôi đã thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết, giao thông, các phương tiện cũng thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng. Có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, có tinh thần học hỏi, sáng tạo và ngày càng có trình độ cao hơn. Người dân thường xuyên được đào tạo tập huấn và bồi dưỡng kiến thức giúp họ hiểu biết để nuôi có hiệu quả hơn.
Khó khăn:
Là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trải qua những năm năm tháng chiến tranh ác liệt, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, gây trở ngại cho cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trình độ dân trí không đều, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu về số lượng, còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn vì thế gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa cao, hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho sản xuất vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Việc chuyển dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang thâm canh là rất phù hợp, đáp ứng kỹ thuật hiện đại cũng như nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, hình thức nuôi thâm canh đòi hỏi vốn và nguồn lực lớn nên cần xem xét và quyết định đúng đắn, có biện pháp tăng nguồn lực sản xuất thủy sản.
CHÂN TRẮNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Mộ Đức là huyện đi đầu trong việc phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở tỉnh Quảng Ngãi. Với lợi thế có 23 km đường bờ biển đi qua và có khí hậu thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng nên diện tích, sản lượng, năng suất tôm thẻ chân trắng tăng nhanh trong những năm qua. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế