Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 48)

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

3.2.1.Về mặt kinh tế

Để tính được kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, cần dựa vào các kết quả đã phân tích ở trên về các khoản chi phí và sản lượng thu được kết hợp với doanh thu thu được. Qua mối tương quan giữa các nhân tố đó sẽ thấy được các hộ sản xuất có những mặt nào đạt được và mặt nào chưa đạt được để có biện pháp nâng cao hơn nữa năng suất nuôi tôm. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng bị chi phối bởi và ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, có lợi và bất lợi.

Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được kết quả cao khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Bởi kết quả sản xuất là động lực và cũng là cơ sở để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc xây dựng kết quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để xác định kết quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

 Giá trị sản xuất (GO)

 Chi phí trung gian (IC)

 Giá trị gia tăng (VA)

 Thu nhập hỗn hợp (MI)

Bảng 15: Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009 (tính BQ/ha/vụ)

Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC

1. Năng suất Tấn/ha 12,00 11,20 11,60

2. Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 572,42 588,80 580,61 3. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ/ha 358,98 359,82 359,40 4. Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ/ha 213,44 228,98 221,21 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ/ha 203,73 219,27 211,50

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu ta thấy năng suất tôm thẻ chân trắng tính bình quân cho vụ 1 là 12,00 tấn/ha, vụ 2 là 11,20 tấn/ha. Có được điều này là do nuôi theo hình thức thâm canh. Mặt khác, đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng- loài tôm có nhiều ưu điểm so với các loài tôm khác. Với mức đầu tư chi phí trung gian bình quân cho một vụ là 359,40 tr.đ, 1 ha người nuôi thu được 11,60 tấn tôm thẻ chân trắng; 580,61 tr.đ giá trị sản xuất; 221,21 tr.đ giá trị gia tăng và 211,50 tr.đ thu nhập hỗn hợp.

Nhìn chung, các hộ nuôi từ mô hình này đều có lãi và mức lãi khá cao. Nguồn thu từ hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trở thành nguồn thu chính của các hộ gia đình và nó trở thành một hướng đi mới cho vùng dân ven biển huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, là thước đo trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Việc xác định hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng giúp cơ sở sản xuất kinh

doanh định hướng lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thông qua điều tra, tính toán các chỉ tiêu kinh tế của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tôi tổng hợp bảng sau.

Bảng 16: Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009 (tính BQ/ha) ĐVT: Lần Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 BQC 1.GO/IC 1,59 1,64 1,62 2.VA/IC 0,59 0,64 0,62 3. MI/IC 0,57 0,61 0,59

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Về chỉ tiêu GO/IC: Bình quân chung một đồng chi phí trung gian bỏ ra, từ hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng người dân thu được 1,62 đồng giá trị sản xuất. Mặt dù, trong những năm qua giá cả về giống, thức ăn, nhiên liệu biến động theo hướng bất lợi cho người sản xuất nhưng người dân cũng có những điều chỉnh kịp thời góp phần tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Xét tỷ lệ VA/IC: Cho thấy bình quân chung một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 0,62 đồng giá trị gia tăng.

Xét tỷ lệ MI/IC: Tính bình quân cho hai vụ, cứ một đồng chi phí bỏ ra người dân tạo ra 0,59 đồng thu nhập hỗn hợp.

Trong đó, các giá trị trên đây đều lớn hơn không, nghĩa là hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giá trị ở vụ 2 cao hơn vụ 1 là vì giá trị sản xuất vụ 2 cao hơn vụ 1, do chênh giá bán giữa vụ 1 và vụ 2.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 48)