CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 55)

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

3.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC

TRẮNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của qui mô diện tích; chi phí trung gian (lượng giống, lượng thức ăn, công lao động,…) có ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng.

* Diện tích: Là nhân tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đối với hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng cũng vậy, nó quyết định một phần nào đó trong kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của hộ gia đình. Qui mô diện tích có ảnh hưởng đến mức độ đầu tư trang bị sản xuất và mức độ đầu tư giống, thức ăn, lao động,…từ đó ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta đi phân tích bảng 17

Bảng 17: Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009

Tổ theo DTPhân tổ (ha)

DTBQ

(ha) (tấn/ha)NS GO/ha(tr.đ) IC/ha(tr.đ) VA/ha(tr.đ) GO/IC(lần) VA/IC(lần)

1 <0,35 0,28 10,27 503,27 343,96 159,31 1,46 0,46 2 0,35-0,50 0,41 12,86 658,34 348,15 310,19 1,89 0,89 3 >0,50 0,53 12,60 634,87 392,73 242,14 1,62 0,62

Tổng số hoặc

BQC 0,36 11,60 580,61 359,40 221,21 1,62 0,62

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy những hộ có diện tích <0,35 ha, có năng suất thấp nhất trong 3 nhóm (10,27 tấn/ha) và mức độ đầu tư chi phí trung gian IC/ha cũng thấp nhất. Do đó, GO/ha ở mức thấp 503,27 tr.đ/ha, GO/IC = 1,46 lần, như vậy cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra đầu tư cho nuôi tôm thẻ chân trắng các hộ này thu được 1,46 đồng giá trị sản xuất. VA/IC = 0,46 lần, cho thấy cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại 0,46 đồng giá trị tăng thêm. Như vậy trong 3 nhóm hộ thì nhóm này có GO/IC và VA/IC ở mức thấp nhất.

Nhóm có diện tích canh tác từ 0,35-0,50 ha có sự đầu tư giống, thức ăn, lao động… đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển tốt của con tôm thẻ chân trắng. Chi phí trung gian tính cho mỗi ha ở mức trung bình 348,15 tr.đ/ha. Do đó, kết quả mang lại rất cao. Năng

suất đạt được 12,86 tấn/ha, GO/ha cũng lớn nhất 658,34 tr.đ/ha. GO/IC = 1,89 lần cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được 1,89 đồng giá trị sản xuất. VA/IC = 0,89 cho thấy cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại 0,89 đồng giá trị tăng thêm. Như vậy, trong 3 nhóm hộ thì nhóm này có GO/IC và VA/IC ở mức cao nhất.

Nhóm hộ có diện tích >0,50 ha có mức độ đầu tư chi phí trung gian cao nhất 392,73 tr.đ/ha, nhưng năng suất giảm so với nhóm thứ hai chỉ 12,60 tấn/ha, GO/ha cũng giảm theo. Các tỷ số GO/IC = 1,62; VA/IC = 0,62 ở mức trung bình trong 3 nhóm hộ điều tra.

Khi diện tích tăng thì năng suất tăng, GO/IC,VA/IC tăng nhưng khi diện tích tăng trên 0,50 ha thì năng suất bắt đầu giảm, GO/IC,VA/IC cũng giảm. Như vậy, qui mô diện tích có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra.

* Mật độ: Ngoài qui mô diện tích thì mật độ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Để thấy rõ sự ảnh hưởng này ta đi phân tích bảng 18.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổ 1 gồm những hộ có mật độ thả giống < 95 vạn con/ha, đạt năng suất trung bình là 11,07 tấn/ha. GO/ha = 548,71 triệu đồng, IC/ha = 342,82 triệu đồng, đây là những hộ có GO/ha ở mức trung bình và IC/ha ở mức thấp nhất, còn xét tỷ số GO/IC, VA/IC thì tổ này ở mức trung bình.

Tổ 2 gồm những hộ có mật độ thả giống từ 95-110 vạn con/ha, tổ này có năng suất trung bình cao nhất với 12,67 tấn/ha. GO/ha = 648,23 triệu đồng, IC/ha = 374,19 triệu đồng, đây là những hộ có GO/ha và IC/ha ở mức cao nhất, còn xét tỷ số GO/IC = 1,73 lần, VA/IC = 0,73 lần cũng ở mức cao nhất.

Tổ thứ 3, mật độ giống > 110 vạn con/ha, năng suất chỉ có 10,04 tấn/ha, GO/ha cũng giảm thấp nhất trong ba tổ nhưng mức độ đầu tư chi phí trung gian IC/ha ở mức trung bình 366,04 tr.đ/ha. Xét các tỷ số GO/IC, VA/IC cũng giảm và thấp nhất trong 3 tổ.

Như vậy, khi tăng mật độ giống đến 110 vạn con/ha thì năng suất tăng, hiệu quả sử dụng đồng vốn tăng, nhưng khi mật độ thả giống >110 vạn con/ha thì năng suất giảm, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng giảm.

Bảng 18: Ảnh hưởng của mật độ giống đến kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra năm 2009

Tổ Phân tổ theo mật độ giống (vạn con/ha) MĐGBQ (vạn con/ha) NS (tấn/ha) GO/ha (tr.đ) IC/ha (tr.đ) VA/ha (tr.đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) 1 < 95 86,98 11,07 548,71 342,82 205,89 1,60 0,60 2 95-110 101,87 12,67 648,23 374,19 274,04 1,73 0,73 3 >110 117,24 10,04 477,10 366,04 111,06 1,30 0,30 Tổng số hoặc BQC 97,59 11,60 580,61 359,40 221,21 1,62 0,62

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) * Thức ăn công nghiệp: Sự sinh trưởng và phát triển của con tôm thẻ chân trắng còn chịu sự chi phối của kỹ thuật chăm sóc, lượng thức ăn công nghiệp được đầu tư.

Bảng 19: Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ở Mộ Đức năm 2009

Tổ Phân tổ theo lượng TA (tấn/ha) Lượng TABQ (tấn/ha) NS (tấn/ha) GO/ha (tr.đ) IC/ha (tr.đ) VA/ha (tr.đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) 1 <11,49 11,00 10,51 524,15 316,81 207,35 1,65 0,65 2 11,49-13,73 12,65 11,57 578,70 354,36 224,34 1,63 0,63 3 >13,73 14,79 12,38 621,27 393,77 227,50 1,58 0,58 Tông số hoặc BQC 13,03 11,60 580,61 359,40 221,21 1,62 0,62

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Bảng số liệu cho thấy những hộ đầu tư lượng thức ăn <11,49 tấn/ha thì năng suất đạt được ở mức thấp nhất 10,51 tấn/ha, doanh thu và giá trị gia tăng cũng cũng ở mức thấp nhất nhưng VA /IC = 0,65 lần là lớn nhất trong ba tổ.

Ở tổ thứ 2, năng suất đạt được ở mức trung bình 11,57 tấn/ha, GO/ha, IC/ha, GO/IC,VA/IC cũng ở mức trung bình.

Những hộ đầu tư lượng thức ăn >13,73 tấn/ha thì năng suất đạt cao nhất trong ba tổ 12,38 tấn/ha. Đồng thời GO/ha, IC/ha cũng lớn nhất nhưng tốc độ tăng giá trị sản xuất ít hơn tốc độ tăng chi phí trung gian nên GO/IC, VA/IC thấp nhất, chỉ có 1,58 lần và 0,58 lần.

Tóm lại, thức ăn công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra. Khi tăng lượng thức ăn công nghiệp thì năng suất cũng tăng, doanh thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng GO ít hơn tốc độ tăng chi phí trung gian nên VA/IC giảm dần.

Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi tôm điều quan trọng là người nông dân cần hiểu rõ các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng để có biện pháp tác động tích cực.

* Công lao động:

Bảng 20 cho biết, những hộ sử dụng 200,01- 247,07 ngày công lao động/ha thì hiệu quả sử dụng vốn đạt cao nhất. GO/IC = 1,72 lần; VA/IC = 0,72 cho biết mỗi ha khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì người nuôi tôm thẻ chân trắng thu được 1,72 đồng gía trị sản xuất; 0,72 đồng giá trị gia tăng. Những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng thêm nhiều công lao động gia đình, đồng thời giảm công lao động thuê làm chi phí trung gian giảm dần, năng suất giảm dần. Điều này là do, lao động gia đình được sử dụng thêm là lao động thường, chưa đủ trình độ, kỹ thuật chăm sóc tôm thẻ chân trắng, làm giá trị sản xuất cũng giảm.

Bảng 20: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra năm 2009

Tổ công lao độngPhân tổ theo (Ngày công/ha) Công lao động BQ (Ngày công/ha) NS (tấn/ha) GO/ha (tr.đ) IC/ha (tr.đ) VA/ha (tr.đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) 1 < 200,01 186,91 12,13 602,39 381,52 220,87 1,58 0,58 2 200,01- 247,07 220,03 11,84 600,10 349,67 250,43 1,72 0,72 3 >247,07 269,89 10,97 547,47 347,25 200,22 1,58 0,58 Tổng số hoặc BQC 228,13 11,60 580,61 359,40 221,21 1,62 0,62

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w