KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 65)

Trong những năm qua xã Cao Sơn đã đạt được những thành tựu khá lớn cả về kinh tế lẫn xã hội. Bộ mặt xã ngày càng thay đổi theo hướng đi lên. Đóng góp vào sự thay da đổi thịt này thì phải kể đến sự đóng góp của nền nông nghiệp địa phương, nhất là ngành trồng trọt. Trong trồng trọt thì cây chè xanh có đóng góp cao nhất.

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tình hình trồng cây chè xanh trên địa bàn tôi rút ra kết luận sau:

Cây chè là cây công nghiệp lâu năm rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng núi cao, và chi phí trồng chè thấp cũng rất phù hợp với túi tiền của người miền núi. Cây chè có doanh thu rất cao khoảng hơn 2 tỷ đồng/ha/năm. Chỉ số sinh lời cũng rất cao PI=3,08. Xét về hiệu quả kinh tế, nếu hoạch toán đầy đủ tất cả các chi phí thì giá trị gia tăng, lợi nhuận kinh tế tính trên một đồng chi phí là khá cao: LN/TC = 2,04. Hiệu quả mà chè xanh đem lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt xã hội như giảm đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn ngăn ngừa sự bạc màu của đất,góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết công ăn việc làm cho dân cư trong xã và ngoài xã,…Có thể nói rằng cây chè xanh đã giúp bà con có thu nhập cao hơn, thoát khỏi cái nghèo, vì thế mà tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đang giảm mạnh. Cũng từ việc tăng thu nhập người dân nơi đây đã tự nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình, họ đã có điều kiện để tự đáp ứng nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. Trình độ văn hóa được họ quan tâm nhiều nhất, họ đã có thể tự tiếp cận thông tin, nâng cao hiểu biết, và đầu tư cho con cái học hành. Toàn xã không còn đối tượng nghỉ học vì thiếu học phí, ngày càng nhiều người đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề.

Tuy nhiên việc trồng cây chè cũng đang tồn tại những khó khăn về thời tiết, khí hậu đang diễn biến phức tạp. Toàn xã không có điều kiện để chủ động việc tưới nước cho cây trồng, tất cả đều “nhờ trời”. Diện tích đất còn khá manh mún, người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật cụ thể trong sản xuất.

Để nâng cao hiệu quả cây chè xanh ngày một tăng thì chính quyền địa phương đang có những chương trình và dự án về mở rộng quy mô và chăm sóc cây chè cũng như phát triển thị trường cho cây chè. Điều đó làm cho cuộc sống của các hộ nông dân ngày được

nâng cao hơn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt kinh tế trên toàn xã, đưa kinh tế xã theo kịp với tốc độ phát triển toàn khu vực.

3.2. KIẾN NGHỊ

Đối với chính quyền địa phương

• Tổ chức tìm kiếm những nguồn vốn ưu đãi, kết hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc vay tín dụng và sử dụng vốn.

• Nhanh chóng đầu tư hoàn thành cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, để việc lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân được thuận lợi.

• Tăng cường công tác nhắc nhở bà con chăm sóc cho cây chè, và mở các lớp tập huấn có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật ít nhất một lần trong năm.

• Ban kinh tế xã cũng nên tìm hiểu thông tin thị trường về cây chè, không chỉ là lời nói suông nữa. Muốn tổ chức sản xuất hàng hóa có hiệu quả thì thị trường là yếu tố rất quan trọng, người tìm hiểu thị trường nên sâu sát hơn trong công tác tìm hiểu giá cả, tìm những thị trường mới.

• Chính quyền địa phương cũng đã nghĩ tới việc phát triển thương hiệu nhưng đó chỉ là sự thể hiện qua báo cáo, còn thực tế không một ai ra hết sức. Thương hiệu là một hướng phấn đấu nhưng để có được thương hiệu không phải là dễ. Chè xanh trên địa bàn được người tiêu dùng ở Vinh, Diễn Châu, Yên Thành biết đến với cái tên Chè Gay, nhưng họ vẫn bị nhầm lẫn bởi các loại chè của vùng khác. Cho nên thiết nghĩ việc xã nên trích một phần công quỹ thuê chuyên gia về tư vấn và có một đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình tham gia công tác tìm hiểu thị trường cho sản phẩm nông nghiệp

• Một điều nên làm là khuyến khích tăng đội ngũ bán buôn của xã lên, và thu hút thương lái bằng những quyền lợi mà họ có thể có khi về tham gia thu mua sản phẩm trên địa bàn. Làm được điều này thì sản phẩm sẽ đi vào thị trường ngày một nhiều hơn, qua thương lái người tiêu dùng cũng biết nhiều hơn về Chè Gay.

• Chủ động tìm kiếm, học hỏi kỹ thuật sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho mình. Nhiệt tình tham gia các buổi tập huấn, hoạt động cộng đồng để cùng nhau trao đổi ý kiến, kinh nghiệm.

• Trong đầu tư cho phân bón không nên quá tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực. Bón phân hai lần trong năm, tấp tủ 1 – 2 lần/năm, thường xuyên cuốc cỏ cho chè.

• Trong việc bán sản phẩm thì nên thống nhất giá cả với các hộ khác giống như các hiệp hội vẫn thường làm, điều này giúp cho thương lái không thể ép giá thu mua sản phẩm.

PHỤ LỤC

T: Thời gian hoàn vốn (có chiết khấu) T=(t – 1)+(Dt – THt-1)/(THt – THt-1)

Bảng tính thời gian hoàn vốn

Chỉ số sinh lời PI:

∑∑ ∑ = = + + n t t t n t t t r C r B 0 0 ) 1 ( ) 1 ( PI = 156450,47/50726,511=3,08

Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR:

r* = r1 + (r2 – r1) *NPVr1/(NPVr1 – NPVr2)

r*= 0,105+(0,11-0,105)*(92275,33/(92275,33-80586,93))=0,144

Kết quả chạy hàm Cobb – Douglas

Dependent Variable: NS Method: Least Squares Date: 05/06/10 Time: 15:22 Sample: 1 50

Included observations: 50

Năm kinh doanh Chiết khấu THt

Năm kinh doanh 1 0,909 9090

Năm kinh doanh 2 0,826 22306

Vốn đầu tư ban đầu 1000đ 20747,17

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. PB 0.231061 0.158976 2.087313 0.03896 LD 4.929640 0.674092 7.313012 0.0000 TC 0.480252 0.189600 2.532972 0.0149 DD -0.455071 0.284739 -2.513201 0.0470 C -18.48751 3.562741 -5.189124 0.0000 R-squared 0.706939 Mean dependent var 9.057644 Adjusted R-squared 0.680889 S.D. dependent var 1.312569 S.E. of regression 0.741469 Akaike info criterion 2.334272 Sum squared resid 24.73991 Schwarz criterion 2.525474 Log likelihood -53.35680 F-statistic 27.13795 Durbin-Watson stat 1.204455 Prob(F-statistic) 0.000000

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 65)