Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hàm sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 53)

Sản xuất phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc sử dụng các yếu tố đầu vào như thế nào, đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố tổng hợp. Trên bình diện kinh tế các yếu tố này phản ánh hiệu quả sản xuất chung. Để đánh giá tác động của các yếu tố này tới năng suất chè xanh tôi sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglass, mô hình này có một số ưu điểm sau:

- Trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất. - Tuy mô hình đơn giản, song vẫn cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế.

- Các thông số của mô hình dễ ước lượng. Hàm Cobb – Douglas có dạng: Y = 0 1 2 3 4 4 3 2 1β β β β β X X X X e

Sau khi ln 2 vế hàm có dạng sau: LnY =β0+β1lnX1 +β2lnX2 +β3lnX3 +β4lnX4

Kết quả hồi quy với phầm mềm Eviews4 như sau:

LnY = -18,49 + 4,93 lnX1 + 0,23 lnX2 + 0,48 lnX3 – 0,46 lnX4 Cụ thể các kết quả ước lượng mô hình được mô tả ở bảng sau:

Ở đây ta sẽ xét các chỉ tiêu như hệ số hồi quy (Coefficient), thống kê T (t – statistic), prob, R2, F.

Bảng 15: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất chè xanh

Các biến và chỉ tiêu Hệ số hồi quy T - Statistic Prob.

X1 (lao động) 4,93 7,313 0,000 X2 (phân bón) 0,23 2,087 0,039 X3 (tuổi cây) 0,48 2,532 0,015 X4 (diện tích) -0,46 -2,513 0,047 R2 (R – squared) 0,7069 F – Statistic 27,14 Prob (F – statistic) 0

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

R2 dùng để đo mức độ phụ thuộc của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập trong mô hình. 0 ≤ R2≤ 1, nếu R2 càng gần đến 1 thì sự phụ thuộc càng chặt chẽ hơn. Qua bảng trên ta thấy R2 = 0,7069 có nghĩa là ảnh hưởng của các yếu tố giải thích trong mô hình đến biến động của năng suất chè xanh là 70,69%, các yếu tố còn lại ngoài mô hình (thời tiết, khí hậu,...) chiếm 29,31%.

Kiểm định F được dùng để kiểm định hàm hồi quy có phù hợp hay không, nếu F > F0,05(k-1,n-k) thì hàm hồi quy phù hợp. Ở đây F = 27,14 > F0,05(4,45) nên mô hàm hồi quy trên là phù hợp có ý nghĩa, có nghĩa là các biến đem vào mô hình giải thích được những biến động của năng suất chè xanh.

T – Statistic: Dùng để kiểm định giả thiết cho rằng các biến độc lập ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mô hình. Nếu T > ta/2(n-k) thì bác bỏ giả thiết cho rằng biến độc lập không ảnh hưởng tới biến phụ thuộc. Có nghĩa là biến được kiểm định có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc.

Prob: Với mức ý nghĩa 5%, nếu Prob > 0,05 thì có thể kết luận rằng 1 biến nào đó không ảnh hưởng tới năng suất chè xanh, như vậy chúng ta thấy rằng T – Statistic và Prob có mối quan hệ với nhau. Nếu giá trị tuyệt đối của T – Stat nhỏ hơn ta/2(n-k) thì Prob sẽ lớn

hơn 0,05 và ngược lại. Đối với mô hình này, các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê.

Bây giờ ta sẽ phân tích từng nhân tố ảnh hưởng tới năng suất chè xanh:

2.6.2.1. Ảnh hưởng của công lao động tới năng suất chè xanh

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất, là quá trình con người sử dụng sức lao động hay năng lực lao động gồm toàn bộ thể lực và trí lực của mình để phát động và đưa vào các tư liệu hoạt động lao động tạo ra sản phẩm. Do vậy trong quá trình lao động, sức lao động là yếu tố tích cực và hoạt động nhiều nhất, bởi sức lao động là một trong những nguồn lực khởi đầu của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa.

Đối với sản xuất chè xanh tại địa phương, lao động có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp với trình độ cơ giới hóa và kỹ thuật thấp. Quá trình sản xuất chè xanh đòi hỏi nhiều công lao động, hơn nữa do trình độ sản xuất nhất là không thể ứng dụng máy móc vào sản xuất nên người dân làm chè phải bỏ ra rất nhiều công lao động. Công lao động trong sản xuất chè được phân bổ hầu như tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, đến khâu thu hoạch đều gắn với sức lao động của con người. Hiện nay, do đời sống của người dân ngày một tăng lên, do vậy chi phí trả cho một ngày công lao động cũng đã tăng lên đáng kể, hiện nay là khoảng 60 – 70 nghìn đồng/ngày công. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất chè xanh, các hộ nông dân đều sử dụng sức lao động của gia đình, và thuê thêm lao động.

Kết quả hàm hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của lao động là 4,93 có nghĩa là khi cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu tăng công lao động của gia đình lên 1% thì năng suất chè xanh bình quân tăng 4,93%. Với kiểm định t = 7,313 và Prob = 0,000 đều chấp nhận ảnh hưởng công lao động đến năng suất chè xanh của các nông hộ. Tuy nhiên, hiệu suất giảm dần theo quy mô, nghĩa là nếu tiếp tục tăng lượng lao động đến một mức nào đó thì hiệu quả sẽ giảm.

Phân bón là một đầu vào rất quan trọng đối với ngành trồng trọt nói chung và trồng chè xanh nói riêng. Bón phân hợp lý là một trong những kỹ thuật quan trọng để khai thác tốt tiềm năng sản xuất cây trồng. Bón phân cho chè là một việc hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây chè có nhu cầu về dinh dưỡng tương đối cao, đối với loại đất xấu thì việc bón phân để cải tạo đất cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây là công việc khá vất vả. Tuy nhiên tùy theo từng vùng, từng hộ mà lượng phân bón được dùng khác nhau. Để đảm bảo năng suất và thời gian cho kết quả thì người trồng chè nên bón đúng yêu cầu kỹ thuật.

Kết quả chạy hàm hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của phân bón là 0,23 có nghĩa rằng khi cố định các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu ta tăng khối lượng phân bón lên 1% thì năng suất chè xanh bình quân tăng lên 0,23%. Các kiểm định t = 2,087 và Prob = 0,039 đều cho thấy phân bón có ảnh hưởng tới năng suất chè xanh. Hiệu suất cũng giảm dần theo quy mô đầu tư.

Theo điều tra trên địa bàn thì hiện nay người dân chủ yếu bón phân vô cơ cho chè, còn phân hữu cơ chỉ dùng vào một giai đoạn nhất định. Cho nên về lâu dài không tốt cho đất, vì thế phải tăng lượng phân hữu cơ cho đất bằng cách tăng lần tấp tủ và bổ sung nguồn phân chuồng.

2.6.2.3. Ảnh hưởng của tuổi cây đến năng suất chè xanh

Đối với cây lâu năm thì tuổi cây thực sự có ý nghĩa trong sản xuất. Thường thì cây ở vào độ tuổi trưởng thành cho kết quả cao hơn giai đoạn bắt đầu kinh doanh và thời kỳ kết thúc.

Theo kết quả chạy hàm hồi quy thì hệ số hồi quy của biến tuổi cây là 0,48 nghĩa là khi tuổi cây tăng lên 1% thì năng suất chè cũng tăng lên 0,48%. Các chỉ tiêu về t = 2,532 và prob = 0,015 cho thấy tuổi cây có ảnh hưởng thuận tới năng suất chè xanh.

Tuy nhiên trong những hộ điều tra chưa có vườn chè nào vượt qua 22 tuổi nên chưa thể đánh giá được tuổi cây già thì năng suất tăng hay giảm. Nhưng theo thực tế cho thấy thì có những vườn chè đã quá 30 tuổi nhưng vẫn cho thu hoạch bình thường, bởi lẽ à loại chè

lấy cành này sau khi đã được thu hoạch lại vươn lên những cành mới và chúng không ngừng trẻ hóa bằng cách mọc mầm đất để tự thay thân chính.

Hiện nay diện tích chè trên địa bàn xã đang được mở rộng, để cây chè có hiệu quả hơn thì chính quyền địa phương và nhân dân nên kết hợp chặt chẽ với nhau, chính quyền nên mời nhân viên kỹ thuật về tư vấn cho bà con về kỹ thuật nuôi trồng, còn hiện tại thì người dân chỉ trồng và chăm sóc dựa vào kinh nghiệm của mình.

2.6.2.4. Ảnh hưởng của diện tích tới năng suất chè xanh

Trong sản xuất nông nghiệp thường thì có một đặc điểm chưa khắc phục được đó là nếu diện tích sản xuất rộng lớn thì khả năng tiến hành thâm canh gặp khó khăn nên dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất.

Ở mô hình này cũng thể hiện khuyết điểm này, hệ số của biến diện tích là - 0,46 nghĩa là khi tăng diện tích lên 1% trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác thì năng suất giảm 0,46%. Với t = - 2,513 và prob = 0,047 khẳng định sự ảnh hưởng nghịch của biến diện tích.

Để khắc phục điều này thì các hộ gia đình nên tiến hành khoanh vùng để thâm canh, không nên đầu tư dàn trải, và khi diện tích trồng đã nhiều nhưng chưa khai thác tốt thì không nên mở rộng diện tích nữa. Vì thực tế trong tâm lý của những người nông dân là “càng nhiều càng tốt” cho nên thường xuyên mở rộng quy mô trong khi khả năng đầu tư có hạn.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 53)