Trực tiếp bán tại: Chợ Vườn Người trồng chè Bán cho: Tư thương nhỏ Thu gom của vùng
Người tiêu dùng
2.6.1.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Ta đã biết rằng đất đai là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố này nó cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây. Quy mô diện tích đất đai ảnh hưởng tới trình độ thâm canh từ đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế
(Tính bình quân/ha)
DT vườn
(ha) Số hộ DTBQ GO IC VA GO/IC VA/IC
< 0,5 13 0,37 48.303,43 8.160,46 40.142,97 5,92 4,92
0,5 – 0,7 24 0,53 57.085,41 8.289,43 48.795,98 6,89 5,89
> 0.7 13 1,06 56.305,59 8.325,,87 47.979,72 6,76 5,76 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2009) Qua bảng ta thấy nhóm hộ có diện tích từ 0,5 ha – 0,7 ha chiếm đa số, đây là nhóm có GO cao nhất 57.085,41 nghìn đồng, còn nhóm hộ có diện tích lớn hơn 0,7 ha có GO đứng ở vị trí thứ 2, nhóm hộ có diện tích dưới 0,5 ha có GO thấp hơn. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì ở nhóm có diện tích từ 0,5 – 0,7 ha đầu tư thâm canh sâu, với diện tích không quá lớn người dân có điều kiện để chăm sóc vườn cây của mình được tốt hơn. Còn với những mảnh vườn có diện tích lớn nên các hộ không thể đầu tư sâu được mà dàn trải từng khoảng, điều đó cũng làm giảm năng suất của cây. Ở địa phương này thì hộ có diện tích lớn nhất là 1,5ha, con số này không nhiều và cũng chưa phải là quá lớn nên nhìn chung thì nhóm hộ có diện tích từ 0,8 – 1,5 ha vẫn đạt được năng suất tốt và nó sẽ tăng lên nữa trong tương lai vì những nhóm hộ này có khả năng đầu tư thâm canh sâu. Còn đối với nhóm hộ
có diện tích dưới 0,5 ha thì lại khác, do diện tích nhỏ nên hộ dễ dàng thâm canh nhưng cũng vì thế mà vòng quay thu hoạch dãn ra, tức là khi họ thu hoạch xong mảnh vườn của mình thì phải đợi một thời gian sau mới có thể thu hoạch lần khác. Không giống như những vườn có diện tích rộng khi thu hoạch hết lượt chè trong vườn thì họ có thể quay lại thu hoạch lại từ mảnh vườn thu hoạch đầu tiên, cứ thế họ luôn có chè để bẻ, tạo nên vòng quay đều đặn. đây chính là một ưu điểm nữa của những vườn có diện tích lớn.
Còn xét về các chỉ tiêu ta cũng thấy rằng cứ mỗi đồng chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được 6,89 đồng giá trị sản xuất và 5,89 đồng giá trị gia tăng đối với nhóm hộ có diện tích từ 0,5 – 0,7 ha, 6,76 đồng giá trị sản xuất và 5,76 đồng giá trị gia tăng đối với nhóm hộ có diện tích lớn hơn 0,7 ha, 5,92 đồng giá trị sản xuất và 4,92 đồng giá trị gia tăng đối với nhóm hộ có diện tích nhỏ thua 0,5 ha. Các chỉ tiêu này cũng cho thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất.
2.6.1.2. Ảnh hưởng của chi phí phân bón đến kết quả và hiệu quả kinh tế của cây chè
Trong các chi phí sản xuất thì chi phí đầu tư cho phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của cây. Điều đó không có nghĩa chi càng nhiều cho phân bón thì càng có hiệu quả mà phải phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, kỹ thuật bón, liều lượng bón của từng hộ. Sau đây là bảng thể hiện sự ảnh hưởng của đầu tư phân bón đến kết quả và hiệu quả kinh tế của cây chè xanh.
Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí phân bón tới kết quả và hiệu quả kinh tế cây chè xanh
Phân tổ chi phí phân bón Số hộ GO IC VA GO/IC VA/IC <=1920 12 51182,33 11549,78 39632,55 4,43 3,43 1920 <cppb <=2400 25 52244,4 12477,94 39766,46 4,19 3,19 >2400 13 62282,23 15728,34 46553,89 3,96 2,96
(Nguồn: số liệu điều tra hộ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Chi phí phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế của cây, những hộ mang lại hiệu quả cao nhất là những hộ có có GO/IC cao nhất là 4,43 đây là nhóm hộ có chi phí đầu tư phân bón <= 1920 nghìn đồng/ha. Đây là những hộ biết tiết kiệm chi phí, tuy giá trị GO/IC cao nhất nhưng chính việc cắt giảm chi phí không đúng này sẽ làm cho đất bị hoang hóa và trở thành yếu tố cản trở việc sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Những hộ nằm trong nhóm thứ hai tuy hiệu quả kém hơn một ít GO/IC = 4,19 đây là những hộ đầu tư thâm canh nhưng lượng phân bón vẫn còn bị thiếu hụt, chưa đáp ứng nhu cần dinh dưỡng của cây trồng.
Nhóm hộ thứ ba có GO cao nhất là 62.282,23 nghìn đồng, và chi cho phân bón cũng cao nhất. Các hộ này chủ yếu đầu tư 10.000kg/ha, phân bổ 2 lần trong năm. Nhìn vào các chỉ tiêu trong bảng thì ta thấy đây là những hộ có kỹ thuật bón phân, và đầu tư đúng mức.
Tuy nhiên không thể chỉ đánh giá trên mức độ đầu tư vào phân bón mà chính xác vì trong 50 hộ điều tra thì độ tuổi của các vườn chè là khác nhau, chè ở những độ tuổi khác nhau thường cho năng suất khác nhau, ta sẽ phân tích điều này ở phần sau. Mặt khác chất lượng đất đai của các hộ là không giống nhau, hộ có đất tốt, hộ đất xấu, điều này cũng chi phối tới liều lượng phân bón.