TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT CHÈ XANH CỦA CÁC NÔNG HỘ 1 Chi phí trồng mới và đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 38)

2.3.1. Chi phí trồng mới và đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản

Đầu tư trồng mới chè xanh có một đặc điểm đó là trong năm đầu tiên thì chi phí đầu tư tương đối nhiều, chi cho công làm đất, đào rãnh, phân bón, tấp tủ, còn 2 năm sau cây con không phải đầu tư nhiều vì giai đoạn này chưa thực sự cần thiết.

Bảng 9: Chi phí đầu tư trồng mới và bình quân các năm kiến thiết

(Bình quân/ha)

Chỉ tiêu Chi phí trồngmới (1000đ) năm kiến thiết (1000đ)Chi phí bình quân 3

1. Giống 1906,21 120,07 2. Phân bón 2858,76 1532,98 3. Công lao động - 1195,34 - Công làm đất 3895,41 - - Công đào rãnh 7657,25 - - Công tấp tủ 1581,15 - Tổng 17898,78 2848,39

Tổng chi phí trồng mới và 3 năm kiến

thiết 20747,17 -

(Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng chi phí trồng mới lớn 17898,78 nghìn đồng chiếm 86,27% tổng chi thời kỳ kiến thiết. Sở dĩ có như vậy vì giai đoạn trồng mới cần rất nhiều công đoạn: chi về giống, phân bón, công làm đất, tấp tủ và nhất là công đào rãnh. Riêng chi cho công lao động đã là 13133,81 nghìn đồng. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy chi phí cho giống là rất ít chỉ 1906,21 nghìn đồng vì hầu như giống người dân đều tự túc, chỉ mua thêm một ít và giá giống rất rẻ, giá hiện tại 1 yến chè chỉ có 12.000đ – 15.000đ.

Còn trong 3 năm kiến thiết thì không cần đầu tư nhiều, lúc này cây chưa cần bón nhiều, cỏ cũng mọc ít vì đất mới mà lại được tấp tủ, vì thế trong thời gian này chi phí thấp chỉ chiếm 13,73%. Giai đoạn kiến thiết cơ bản thật sự là giai đoạn khó khăn của người dân vì giai đoạn này chỉ có chi ra chứ không thu vào, tuy nhiên hầu như người dân ở đây sau khi trồng mới thì tự bỏ công lao động gia đình chứ không thuê lao động, nó cũng góp phần làm giảm chi cho gia đình.

Nhìn vào bảng ta cũng thấy rằng trong quá trình đầu tư người dân không dùng bất cứ thuốc bảo vệ thực vật nào, bởi đặc điểm của chè xanh vùng này là chống chịu với sâu bệnh rất tốt vả lại chè xanh do đặc điểm của nó là tiêu dùng trực tiếp nên vấn đề về an toàn thực phẩm phải cao. Trong phân bón cũng vậy, chè xanh chỉ thích hợp với phân lân tổng hợp, phân chuồng, còn nếu dùng đạm để bón cho cây thì chất lượng của nước chè không ngon, mất đi hương vị đậm đà, thơm ngon vốn có. Cây chè sẽ phát triển rất tốt nêu được tủ cội thường xuyên, việc tấp tủ làm giảm đi quá trình phát triển của cỏ dại, giữ độ ẩm cho đất, ngăn xói mòn. Vì công tác tấp tủ chỉ dùng rơm rạ, dương xỉ, cây bụi, mà ở đây lại rất sẵn những nguyên liệu đó cho nên chi phí bỏ ra thấp.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 38)