Chi phí sản xuất chè kinh doanh của các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 41)

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm cho đến khâu tiêu thụ. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nó thể hiện cách thức tổ chức sản xuất, trình độ quản lý của chủ hộ. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì trong quá trình sản xuất chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Chi phí đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh sản xuất, là công đoạn cần thiết cho quá trình sản xuất, qua mức đầu tư chúng ta có thể đánh giá được trình độ thâm canh, tính toán được sản xuất có hiệu quả hay không.

Chè ở thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch thường xuyên nên chè cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển, mặt khác chè ở đây chủ yếu được trồng ở đồi dốc nên rất dễ bị rửa trôi khi mưa xuống cho nên công tác chăm sóc cho cây chè rất được để tâm. Có như thế cây chè mới đẻ nhiều nhánh, và sau khi thu hoạch nhanh mọc mầm mới, thân chính không bị chết.

Sau đây là bảng thể hiện chi phí sản xuất chè kinh doanh của nông hộ điều tra.

Bảng 10: Chi phí sản xuất chè kinh doanh của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC

I. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 8229,70

1. Phân lân 1000đ 2880

2. Phân đạm 1000đ 35,52

3. Công lao động thuê 1000đ -

4. Công xới đất bón phân 1000đ 0

5. Công cuốc cỏ 1000đ 3154

6. Công tấp tủ 1000đ 908

7. Công thu hoạch 1000đ 663,18

8. Mua tư liệu sản xuất 1000đ 589

II. Chi phí tự có 1000đ 9321,6

1. Lao động gia đình 1000đ 8743.6

2. Nguyên liệu tấp tủ 1000đ 578

III. Khấu hao 1000đ 691,57

1. Khấu hao tài sản cố định 1000đ 0

2. Khấu hao thời kỳ KTCB 1000đ 691,57

IV. Tổng chi phí 1000đ 18242,87

(Nguồn: số liệu điều tra 2009)

Chè xanh có đặc điểm sinh trưởng và phát triển giống với với chè hái búp nhưng do sản phẩm của chè xanh khác chè hái búp nên chế độ chăm sóc, phân bón khác nhau. Chè xanh được bón chủ yếu vào mùa xuân độ tháng 2 – 3, và mùa thu độ cuối tháng 7 và tháng 8. Tùy vào chất lượng của từng miếng đất, và điều kiện của từng gia đình mà chế độ chăm sóc khác nhau. Nhưng trong mấy năm gần đây do giá cả tăng lên nên cây chè được đầu tư nhiều hơn.

Nhìn vào bảng 10 ta thấy rằng tổng chi phí đầu tư cũng không quá cao chỉ 18242,87 nghìn đồng/ha. Mà trong đó chi phí tự có cũng khá cao chiếm hơn 1 nửa tổng chi 9321,6 nghìn đồng/ha. Chi phí tự có cũng chủ yếu là công lao động gia đình, vì trên thực tế người nông dân vốn có thời gian nông nhàn khi hết mùa vụ, trong thời gian đó họ lại lên nương rẫy chăm sóc chè. Thu hoạch chè xanh không vất vả và gấp gáp như chè hái đọt, khi chè có thể thu hoạch thì người dân có thể thu hoạch trong một thời gian dài có thể là quanh năm suốt tháng mà không sợ chè bị già.

Chế độ phân bón của chè xanh cũng khác, chủ yếu là bón phân lân, còn phân đạm rất ít được dùng. Nhìn vào bảng ta thấy chi phí cho phân lân là 2880 nghìn đồng/ha, trong khi đó phân đạm chỉ có 35,5 nghìn đồng. Như đã nói ở phần trên cây chè xanh nếu bón đạm thì rất nhanh tốt nhưng chất lượng nước không ngon như khi bón phân lân vì thế người dân ở đây chỉ dùng đạm để bón trong những vùng đất khô cằn. Phân chuồng cũng rất ít được sử dụng, hầu như chỉ sử dụng vào khi trồng mới. Bón phân vô cơ sẽ làm phai màu đất, bà con nơi đây biết rõ điều đó nên phục hồi đất bằng việc tủ cây, rơm rạ lên đất, việc tấp tủ sẽ giúp cho cây có thêm chất mùn, đất tơi hơn, nó cũng giúp giữ ẩm cho đất cho nên đất trồng chè không bị bạc màu. Tầng tấp tủ có độ dày khoảng 10cm – 15cm, nhưng chi phí cho công đoạn này không cao chỉ 1486 nghìn đồng/ha, trong đó nguyên liệu tự có là 578 nghìn đồng, và công lao động thuê ngoài 908 nghìn đồng.

Qua bảng ta cũng thấy rằng chi phí về công lao động chiếm một phần khá lớn, vì ngoài công lao động gia đình còn có thêm phần công thuê. Trung bình 1 ha phải tốn 3154 nghìn đồng thuê cuốc cỏ, 908 nghìn đồng thuê tấp tủ và thuê thu hoạch là 663,18 nghìn đồng, Còn lại là công gia đình. Nhìn chung thì những hộ có diện tích từ 0,7ha trở lên hoặc những hộ không có lao động mới thuê lao động.

Trồng và thu hoạch chè xanh không có chi phí vận chuyển vì hầu như hiện nay sản phẩm được thu mua tại vườn, tại nhà, những hộ có diện tích nhỏ thì thu mua ở chợ, và các hộ cũng không phải nộp phí quản lý vì gia đình tự quản. Và trong sản xuất chè xanh thì không có hộ nào dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích, một mặt vì sản phẩm chè

xanh không thể thu hoạch theo mùa vụ hay chu kỳ không phun là để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mặt khác cây chè có khả năng chống chịu với thời tiết và sâu bệnh rất tốt.

Chi phí khấu hao: Trồng chè xanh chỉ dùng những công cụ, dụng cụ nhỏ nên không có tài sản cố định, nên trong phần khấu hao chỉ tính đến khấu hao thời kỳ kiến thiết cơ bản là 691,57 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w