CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 60)

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TRONG NHỮNG NĂM TỚI3.1.1. Định hướng sản xuất chè của tỉnh Nghệ An 3.1.1. Định hướng sản xuất chè của tỉnh Nghệ An

Theo quyết định số 197/2007/QĐ-TTG ngày 28/12/2007 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNN tại văn bản thẩm định số 337/BC.NN.KHĐT ngày 28/10/2008 và báo cáo kết quả thẩm định của Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An tại văn bản số 3397/SKH.ĐT-NN ngày 3/12/2008 về việc quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2015 có tính đến năm 2010, kế hoạch đặt ra nhằm mục tiêu hình thành 3 vùng chuyên canh chè trên địa bàn tỉnh đó là: vùng chè công nghiệp Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, vùng chè đặc sản tuyết Shan ở Kỳ Sơn, vùng chè chất lượng cao ở Quế Phong.

Bảng 16: Phương án bố trí quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 và 2020 của tỉnh Nghệ An (Đơn vị tính: ha) TT Huyện 2010 2015 2020 Toàn tỉnh 9000 12000 13000 1 Thanh Chương 4650 9280 6800 2 Anh Sơn 2800 3290 3290 3 Con Cuông 600 990 1150 4 Kỳ Sơn 530 820 1000 5 Quỳ Hợp 260 260 260 6 Quế Phong 160 360 500

(Nguồn: phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn)

3.1.2. Định hướng phát triển chè tại huyện Anh Sơn

Trong những năm tới phát triển chè công nghiệp cả về diện tích lẫn năng suất. Bên cạnh vùng chuyên canh chè lầy búp ở Tổng đội 1 TNXP, nông trường chè thì việc phát triển cây chè lấy cành ở một số xã như Cao Sơn, Lĩnh Sơn, Khai Sơn cũng được quan tâm, bởi hiện nay nhu cầu chè tiêu dùng chè tươi tăng cao nên việc phát triển loại chè này đã đem lại một nguồn thu rất lớn, vượt lên trên chè búp. Huyện cũng đã chỉ đạo cho chính

quyền các xã về việc đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích chè xanh, hỗ trợ giá phân bón cho trồng chè, và cùng với chính quyền địa phương mở rộng thị trường tiêu thụ.

3.1.3. Định hướng phát triển chè trên địa bàn nghiên cứu

Với những lợi thế của vùng về điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ ở hiện tại, kế hoạch được đặt ra của xã trong những năm tới như sau: trong trồng trọt cây trồng chủ yếu là lúa, chè xanh, cây keo. Đặc biệt đến năm 2015 phải tăng diện tích chè xanh lên 500 ha, cùng với tăng diện tích là tăng năng suất cây trồng, cố gắng xây dựng thương hiệu chè Gay, để khi đi ra thị trường chè xanh quê hương không bị trộn lẫn với những loại chè nơi khác.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈXANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO SƠN XANH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO SƠN

3.2.1.Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực

Với trình độ phát triển kinh tế thị trường hiện tại thì trong tất cả các ngành kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng đều phải nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho người lao động. Hiện nay lao động trong nông nghiệp ở nước ta hầu như thiếu trình độ chuyên môn, thực tế này là một khó khăn khi thực hiện công cuộc công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Trồng chè đòi hỏi nhiều lao động, nhưng chỉ lao động thôi chưa đủ mà phải là lao động được đào tạo qua chuyên môn. Ở các địa phương chưa có định hướng đào tạo cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn cho các hộ trồng chè, các hộ gia đình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có cho nên khi chăm sóc cho cây trồng hộ gia đình có thể bị lãng phí nguồn lực hoặc đầu tư không hiệu quả.

Chính vì thế chính quyền địa phương nên tổ chức các buổi tập huấn cho bà con để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó cũng gửi những cán bộ có năng lực đi đào tạo trở thành cán bộ kỹ thuật cốt cán cho địa phương. Có như thế thì việc trồng và chăm sóc cây chè sẽ tốt hơn.

Còn đối với người lao động thì nên tạo thói quen chủ động, sáng tạo trong sản xuất, vì hiện tại trồng chè xanh chưa thể thay thế sức lao động bằng máy móc được. Bên cạnh đó

cũng nên mạnh dạn đầu tư thâm canh, trồng them các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế để sản phẩm của gia đình phong phú hơn.

3.2.2 Giải pháp về đất đai

Là một huyện miền núi nên địa hình khá phức tạp, đất nông nghiệp nhìn chung còn khá manh mún. Trong những năm qua nhà nước cũng đã có những chính sách về đất đai như chính sách giao khoán đất rừng cho hộ gia đình phát triển kinh tế. Những mảnh rừng đã được giao thì ở đây ta không đề cập đến, nhưng đối với những hộ gia đình trẻ, mới tách ra thì không thể có đất để sản xuất được, muốn sản xuất phải đi đấu thầu đất của xã. Mà trồng cây công nghiệp dài ngày thì cần một khoảng thời gian khá dài cho nên cần kéo dài thời gian cấp đất đấu thầu để hộ gia đình ổn định sản xuất.

Chính quyền địa phương nên khuyến khích việc khai hoang tích tụ ruộng đất để phát triển mô hình trang trại của các hộ nông dân, thực tế ở địa phương trong những năm gần đây đã có nhiều hộ gia đình muốn phát triển kinh tế trang trại nhưng thiếu đất. Cũng có những hộ muốn đa dạng hóa cây trồng nhưng cũng gặp khó khăn trong vấn để đất đai.

3.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Hiện nay việc vay vốn để sản xuất cũng có rất nhiều vấn đề, thứ nhất là ngày càng ít hơn các nguồn vốn ưu đãi, thứ hai lãi suất ngân hàng tăng cao. Cho nên các hộ gia đình cũng rất ngại vay để đầu tư sản xuất.

Cho nên chính quyền địa phương nên chủ động tìm kiếm những nguồn vốn đầu tư có lãi suất ưu đãi để người dân có thể được vay. Theo điều tra thì rất ít hộ muốn vay vốn để đầu tư sản xuất, những hộ muốn vay vốn thì mong được vay với lãi suất thấp.

Gần đây ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã tổ chức cho vay vốn và có giám sát vốn vay bằng cách hướng dẫn cho bà con dùng vốn thế nào cho có hiệu quả. Nhưng thực tế chủ trương vẫn chỉ là chủ trương, cán bộ tín dụng vẫn chỉ làm trên giấy tờ, những lời nói suông. Vì thế trong thời gian tới nên có chính sách thiết thực, sâu sát hơn về vay vốn và sử dụng vốn.

Việc sản xuất chè xanh đang cho hiệu quả kinh tế cao nhưng để đảm bảo tính bền vững thì địa phương cũng nên làm tốt công tác dự báo về thị trường, để có thể có những giải pháp về quy mô trồng chè, tránh trường hợp cầu < cung hay cầu > cung.

Hiện nay chính quyền chưa tham gia vào công tác hoạch định giá cả cho sản phẩm, sản phẩm được bán với giá do người thu mua đặt ra, và có thể chênh lệch một ít chứ chưa có thông tin về giá cả ngoài thị trường áp dụng vào bán sản phẩm. Trước mắt nên có đội ngũ tiếp cận thị trường để người sản xuất không bị bịt mắt, thiệt thòi trong bán sản phẩm.

Mặt khác cũng nên đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới, làm cho thị trường ngày một lớn hơn, bằng cách khuyến khích những buôn lái của địa phương tìm kiếm những thị trường mới.

Một công việc đặt ra cho địa phương mấy năm qua nhưng chưa thực hiện được đó là thương hiệu. Sản phẩm của chè xanh chỉ dùng khi còn tươi nên khi thu hoạch thì phải tiêu thụ ngay, nếu để lâu và không biêt bảo quản thì chè sẽ bị ôi, chất lượng nước sẽ không còn được đảm bảo nữa. Mà điều kiện của địa phương chưa đủ tiềm lực để bảo quản sản phẩm. Do đặc điểm của sản phẩm như thế nên việc xây dựng thương hiệu là rất khó khăn. Chè xanh của xã từ lâu đã được người tiêu dùng biết đến với cái tên là Chè Gay, họ rất hài lòng khi bỏ tiền ra để có một bó Chè Gay. Nhưng trên thực tế không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được Chè Gay, vì thế người tiêu dùng vẫn bị lừa dối. Để chè xanh quê hương không bị đồng hóa và trở thành một loại chè tươi bình thường thì phải có một thương hiệu Chè Gay. Làm thế nào để có thương hiệu? Một lợi thế cho việc xây dựng là trong lòng người tiêu dùng đã biết đến Chè Gay, điều phải làm hiện tại là mở rộng phạm vi ảnh hưởng bằng cách quảng cáo qua báo, báo điện tử, qua những thương lái. Cùng với nó là xây dựng các kênh phân phối, bằng cách kết hợp giữa bên cung cấp và bên thu mua bằng những hợp đồng cùng có lợi, có như thế thì bên thu mua mới có trách nhiệm trong việc xây dựng những điểm đổ Chè Gay. Nếu có điều kiện hơn nữa thì tổ chức đóng gói trong vận chuyển và khi phân phối.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 60)