NGHIÊN CỨU
2.7.1. Thuận lợi
Việc trồng chè xanh trên địa bàn xã có những thuận lợi như:
Chính quyền cấp xã và huyện thường xuyên quan tâm tới phát triển cây chè, hang năm có những dự án được đưa về như việc hỗ trợ giá phân bón, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức làm công tác phát triển thương hiệu cho lạo chè của địa phương.
Bên cạnh đó cây chè được nhân dân rất ưa thích bởi tính ưu việt của nó: chống chịu với thời tiết tốt, nhanh cho thu hoạch mà chi phí bỏ ra hàng năm ít, cũng như chi phí đầu vào không quá cao mà lại cho thu nhập lớn, khá ổn định trong năm, người dân có thể tận dụng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp. Người dân nơi đây cần cù chịu khó, rất biết lấy thông tin, ham học hỏi kỹ thuật để sản xuất. Và thế hệ trẻ hôm nay rất mạnh dạn để đầu tư làm giàu, rất nhiều người trẻ đã sản xuất mô hình trang trại, nông lâm kết hợp. Cứ thế kinh tế của các hộ gia đình nơi đây dần được nâng lên, bây giờ cuộc sống đã không còn chật vật như ngày trước nữa.
Mặt khác thị trường tiêu thụ chè xanh ngày càng được mở rộng, nhu cầu tiêu dùng chè xanh đã tăng lên, điều này kích thích người dân đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích.
2.7.2. Khó khăn
Vì là một vùng miền núi nên xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn nên vốn tự có thấp và việc sản xuất còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, nên đôi lúc đầu tư không hợp lý.
Thời tiết thì luôn diễn biến phức tạp theo chiều hướng ngày càng xấu đi ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của nhân dân. Thời tiết không còn xảy ra theo chu kỳ bình thường nữa, mà nó thay đổi làm cho người dân khó biết trước được.
Hiện nay các chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp đã giảm đi, ít người được vay với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi. Trong khi đó người nông dân cũng rất khó khăn trong việc vay vốn ở các ngân hàng, vì họ không có tài sản thế chấp, và lãi suất cũng rất cao. Mặt khác giá cả vật tư, lao động ngày một tăng. Điều này cản trở người dân trong đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích.
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt là công trình giao thông còn dang dở, đôi lúc thiếu vốn để công trình tiếp tục thi công gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân.
Một thực tế nữa là trong sản xuất cây chè trong vùng không có khái niệm tưới cho cây khi hạn hán. Hầu hết mọi người đều dựa vào lượng mưa, không chủ động công tác tưới
tiêu cho cây. Đây là một khó khăn rất khó giải quyết vì thủy văn nơi đây không thuận lợi, chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm. Đây là một hạn chế ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng.