TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CHÈ XANH

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

Đầu ra là mối quan tâm hàng đầu của các hộ khi xem xét việc trồng hay nuôi cây – con, vì nó là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại, là tiền đề cho tái sản xuất xảy ra. Có thể nói thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vùng.

Qua điều tra và quan sát thị trường tiêu thụ trên địa bàn cho thấy các nông hộ bán sản phẩm cho rất nhiều mối, có thể bán cho thu mua lớn của vùng, của địa phương, và cho thương lái ở nhiều nơi khác đến. Chè xanh không bao giờ bị ế mà chỉ bị thiếu hụt, nhất là vào dịp Tết, hay vào mùa vụ cấy, gặt lúa. Trung bình mỗi ngày có 5 xe tải cỡ lớn về xếp chè chở đi Diễn Châu, Vinh, những xe về Diễn Châu lại vận chuyển ra Hà Nội, 2 xe đi Yên Thành, Quỳnh Lưu và sau đó san nhỏ sang các nơi khác, bên cạnh đó còn có những thương lái ở xa về thu mua chè Gay về bán lẻ. Mỗi ngày có khoảng hơn 20.000 bó chè được chuyển đi, với tổng thu hơn 90 triệu đồng/ngày. Giá chè thì biến động tăng, giai đoạn bình thường thì giá khoảng 4000đ/bó – 4500đ/bó, còn giai đoạn dịp Tết và mùa vụ thì giá tăng cao từ 5000đ/bó – 7000đ/bó. Vì có rất nhiều đối tượng thu mua và loại chè này đang được thị trường ưa chuộng nên người dân không bị ép giá, giá cả tương đối ổn định.

Theo điều tra thông tin giá cả trên thị trường thì vào những tháng vừa qua của năm 2010 giá của chè xanh đang ở mức ổn định là 7000đ/bó – 8000đ/bó. Như vậy có thể nói rằng cây chè xanh đang được tiêu dùng mạnh và ngày càng đem lại giá trị cho người nông dân.

Tuy nhiên trong khâu tiêu thụ cũng gặp một khó khăn đó là hệ thống đường lớn trong xã đang nằm trong giai đoạn xây dựng nên có rất nhiều đoạn đường gây khó khăn cho việc chuyên chở, lưu thông của các phương tiện giao thông.

Sau đây là sơ đồ kênh tiêu thụ ở địa phương:

Sơ đồ: Kênh tiêu thụ sản phẩm tại địa phương

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)