TỰ ĐỨC HOÀNG ĐẾ (1848-1883)

Một phần của tài liệu Các triều đại vua chúa VN- Đầy đủ ngắn gọn và hay nhất. (Trang 168 - 170)

...

học và công nghiệp đă phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thế mà đ́ nh thần quanh vua chỉ chăm lo

việc văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì lấy Nghiêu Thuấn, Hạ, Thương Chu xa xưa làm gương, tự vỗ

ngực là văn minh, chê thiên hạ là ngoại dị. Vì thế, Tự Đức cấm buôn bán ngày càng gay gắt hơn. Đến khi Gia Định đă rơi vào

tay Pháp, nhà vua hỏi đến việc Phú quốc cường binh thì triều thần không đưa ra được kế sách gì. Cũng có những người đă đi

ra ngoài du học hoặc được tiếp xúc, có cách nhìn mới, muốn thay đổi, cải cách như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ

(1864), Nguyễn Trường Tộ (1866), Đinh Văn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)... dâng điều trần xinh nhà

vua cải cách mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự... theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng và các nước phương Tây.

Đ́ nh thần hoặc cho là nói càn, bàn nhảm hoặc cho là không hợp thời thế hoặc còn để hỏi xem các tỉnh và làm từ từ...

Năm Mậu Dần (1878), xem báo "Hương Cảng tân văn", thấy bàn đến việc chấn hưng đất nước phải thông thương và chống

lại bảo thủ, đúc súng, đóng tàu, cử người học tiếng nước ngoài, nhà vua muốn cho thi hành, bảo viện cơ mật xem xét rồi tâu

lên. Viện cơ mật cho rằng thông thương, học tiếng, đóng tàu... thật là cấp thiết nhưng người Tây dương làm dễ còn ta làm

không được... hơn nữa muốn thay đổi tập quán tất phải dần dần, làm ngay một lúc, thực khó được như ư, rồi còn phả__________i chờ

kỳ tiến công nhà Thanh năm tới, xem sao rồi liệu sau... Tự Đức xem lời tâu, dụ rằng:

- Xét việc thì nên cần thận và suy nghĩ cho chín, nhưng cũng nên làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến là thoái vậy!

Vua phê chuẩn việc học tiếng nước ngoài, cho sức làm ngay. Tháng 11 năm Mậu Dần (1878), cùng với sứ bộ sang Xiêm có

một số thanh niên do Hồ Khắc Hài dẫn đầu sang học tiếng Xiêm...

Nhận ra và làm đến lúc đó đă là quá chậm, thế nhưng quần thần vẫn chần chừ, ngại cải cách, nếu có làm, lại dè dặt, nửa

chừng... Triều đ́ nh chia thành hai phe: chủ chiến và chủ hoà. Những người chủ chiến dù rất anh dũng nhưng chiến đấu trong

điều kiện quá chênh lệch về lực lượng, vũ khí nên cuối cùng bị thất bại.

Năm Nhâm Ngọ (1882), triều đ́ nh cử Thượng thư bộ hình Phạm Thận Duật đi sứ Thiên Tân ( Trung Quốc) cầu viện nhà

Thanh đánh Pháp. Trung Quốc đang bị các nước phương Tây xâu xém chẳng nững không cứu được mà còn muốn nhân dịp

này chiếm các tỉnh phía Bắc nước ta. Ngày 16/6 năm Qúy Mùi (1883), Tự Đức mất, trị vì được 36 năm, thọ 55 tuổi. Triều

đ́ nh Huế phải kư hoà ước Quí Mùi (1883) rồi hoà ước Patơnốt (1885), đất nước bị chia làm 3 hỳ chịu sự bảo hộ của thực

dân Pháp.

Tự Đức lấy vợ từ năm 14-15 tuổi và sau đó còn lấy thêm 103 vợ nữa, nhưng đến năm 35 tuổi vẫn chưa có con, mặc dù đă

chạy chữa bằng mọi giá, cầu tự khắp đền chùa có tiếng trong nước, thậm chí nhà cua còn hạ cố lấy một phụ nữ đă qua một

đời chồng, có con mà vẫn "vô hậu". Nhà vua phải nuôi lấy 3 người con các anh mình làm con nuôi: "Trẫm nuôi sẵn ba con,

Ưng Chân cố nhiên là học lâu trưởng thành, chính danh đă lâu, nhưng mặt hơi có tật, giấu kín không rõ ràng, sợ sau không

sáng, tính lại hiếu dâm, cũng rất là không tốt, chưa chắc đương nổi việc lớn. Nhưng nước cần có vua nhiều tuổi, đương lúc

khó khăn này không dùng hắn thì dùng ai? Sau khi Trẫm muôn tuổi, nên cho Quốc công Ưng Chân nối nghiệp..." Về sau, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết là các phụ chính đại thần mưu bỏ vua này lập vua khác gây ra thảm

kịch trong triều Nguyễn sau khi Tự Đức mất.

...

Vua Dục Đức (chữ Hán: 育德; 1852–1883) là vị vua thứ 5 của nhà Nguyễn, ông lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883,

nhưng chỉ tại vị được ba ngày.

Vua Dục Đức tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị

Nga. Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu, tức 11 tháng 2 năm 1853.

Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên về sau không có con, ông có xin 3 con trai của 2 người em làm con nuôi. Năm

1869, Ưng Ái 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛), cho xây

Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.

Năm 1883, ông được phong làm Thụy Quốc Công.

Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "... Nhưng vì có tật ở mắt nên

hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được

việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây." Các quan Phụ chính Trần Tiễn

Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của

tự quân và câu "không chắc đảm đương nổi việc lớn" nhưng vua Tự Đức từ chối.

Thọ lãnh di chiếu của vua Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 20 tháng 7 năm 1883. Theo một vài tài liệu thì đó là ngày

17 tháng 7. Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn

Văn Tường dâng lên Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức ba tội lớn:

Muốn sửa di chiếu

Có đại tang mà mặc áo màu

Hư hỏng, ăn chơi.

Và phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).

Dục Đức bị giam ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện và cuối cùng bị bỏ đói đến chết trong ngục thất tại Thừa Thiên.

Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và

giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 10 năm 1883. Một số tài liệu ghi ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp

Thân, tức 24 tháng 10 năm 1884.

Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng Đế. Lăng của vua

Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Vua Dục Đức có 19 con, gồm 11 con trai và 8 con gái.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các triều đại vua chúa VN- Đầy đủ ngắn gọn và hay nhất. (Trang 168 - 170)