Nhà Tây Sơn (1778-1802)

Một phần của tài liệu Các triều đại vua chúa VN- Đầy đủ ngắn gọn và hay nhất. (Trang 145 - 146)

Các vị vua Niên hiệu Tên huý Năm trị vì Tuổi thọ

Thái Đức Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc 1778-1793

Thái Tổ Vũ Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ 1788-1792 40 Cảnh Thịnh Hoàng Đế Cảnh Thịnh

Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản 1792-1802 20

...

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn ở

làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt

Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An vào niên hiệu Thịnh Đức (1653 - 1657) đời Lê Thần Tông. Ông cố của "Tây

Sơn tam kiệt" tên là Hồ Phi Long, vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn), cưới vợ

họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới

vợ và định cư tại đó. Bà vợ tên là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó nên họ đổi

con cái từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Vì vậy, người con có tên là Nguyễn Phi Phúc. Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề

buôn trầu và trở nên mỗi ngày mỗi giàu có. (Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào

Nam).

Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Lớn lên, ba anh

em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác

thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa,

Bắc thu công" là của ông.

Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu

nên được gọi là Hai Trầu. Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc. Sử nhà Nguyễn chép rằng

ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy.

Tuy nhiên theo một số nhà sử học, tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã

thắng trận mà thôi.

Từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát chết (1765), chính sự họ Nguyễn ở Đàng Trong rối ren quanh việc chọn người lên ngôi

chúa. Khoát vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu làm thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Khoát

là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Khoát mất, phải lập người con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần

Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là “Quốc phó”, giết Luân mà lập người con thứ 16 của Khoát là Thuần mới

12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương, để dễ về thao túng. Trong triều cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi

Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương.

Nhân cơ hội đó, Nguyễn Nhạc tập hợp lực lượng nổi dậy ở ấp Tây Sơn. Quân Tây Sơn bao gồm người Kinh, người Thượng,

người Hoa tham gia rất đông. Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng, ban đầu chủ yếu là đồng bào người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc

Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi

dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có

câu:

"Binh triều là binh Quốc phó Binh ó là binh Hoàng tôn"

Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại

quân chúa Nguyễn được phái tới đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bấy giờ ở Quy Nhơn có nhà giàu là Huyền Khê thường giúp tài

chính cho Nguyễn Nhạc, nhân đó ông sắm thêm được nhiều vũ khí và chiêu mộ thêm được nhiều quân.

Năm 1773, Nguyễn Nhạc đánh chiếm ấp Kiến Thành, rồi chia cho các tướng cùng coi giữ: chủ trại nhất Nguyễn Nhạc giữ

hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn, chủ trại nhì Nguyễn Thung giữ huyện Tuy Viền, chủ trại ba Huyền Khê coi việc hậu cần.

Không những tập hợp cả những tay lục lâm như Nhưng Huy, Tứ Linh, Nguyễn Nhạc còn mật liên lạc với nữ chúa của nước

Chiêm Thành sót lại lúc đó đem quân đóng ở trại Thạch Thành để cứu lẫn nhau.

Sau khi đứng vững ở căn cứ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh thành Quy Nhơn, một trọng trấn của Đàng Trong, vốn xưa là

Một phần của tài liệu Các triều đại vua chúa VN- Đầy đủ ngắn gọn và hay nhất. (Trang 145 - 146)