...
Vua Nhân Tông có 3 người con: Anh Tông Thuyên, Huệ vơ vương Quốc Chẩn và công cúa Huyền Trân.
Năm Quý Tỵ (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên lên làm vua lấy hiệu lén Anh
Tông. Vua Anh Tông lúc đầu hay uống rượu, nhiều đêm lén ra ngoài đi chơi, khiến triều đình lo lắng. Một lần uống rượu quá
say, thượng hoàng Nhân Tông từ Thiên Trường về kinh, các quan ra đón rước mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm,
truyền xa giá quay về hạ chiếu cho đại thần văn vơ tới Thiên Trường hội nghị. Khi tỉnh dậy, biết chuyện, Anh Tông hốt hoảng
vội vàng chạy đuổi theo. Vừa ra ngoài cung, vua gặp một người học tṛ trẻ tuổi là Đoàn Nhữ Hài. Vua nhờ Nhữ Hài thảo một
bài biểu tả tội rồi cùng với chàng tải hay chữ xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Thượng hoàng xem biểu dần
dần nguôi giận, răn dạy một hồi rồi tha lỗi cho con. Về đến kinh sư, Anh Tông mến tài cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự sử trung
tán và từ đó không uống rượu nữa. Noi gương Anh Tông biết sửa ḿnh, các đại thần, kể cả giới hoàng tộc không dám lơ là
việc nước. Do vậy, việc triều chính từ đó có kỷ cương, phép tắc đâu vào đấy.
Anh Tông cũng là vị vua thông minh, hóm hỉnh. Trước đó, các vua Trần có lệ lấy chàm vẽ rồng vào đùi. Anh Tông muốn bỏ
lệ đó. Thượng hoàng thấy vậy, nói:
- Dòng dõi nhà Trần vẫn vẽ ḿnh để nhớ gốc ngày xưa, nhà vua phải theo tục lệ đó mới được. Anh Tông vâng mệnh nhưng khi Thượng hoàng không chú ý, vua lờ đi không cho vẽ.
Khi Anh Tông đau nặng, hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem việc sinh tử. Anh Tông gạt đi: - Thầy tăng đă chết đâu mà biết được sự chết?
Năm Giáp Dần (1314) Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Mạnh rồi về làm Thái thượng hoàng ở phủ Thiên Trường đến năm
Canh Thân (1320) thì mất. Anh Tông trị v́ 21 năm, thọ 54 tuổi.