...
Nghệ Tông Thượng hoàng nghe Quý Ly, giết Phế Đế rồi lập con út của mình là Chiêu Định vương lên làm vua, tức là vua
Thuận Tông.
Hồ Quý Ly gả con gái Khâm Thánh cho Thuận Tông rồi chuyên quyền, gài tay chân thân tín nắm giữ những chức vụ then
chốt trong triều đình và trong quân đội. Thực trạng đó khiến cho lòng dân hoang mang, bất phục, nên loạn lạc nổi lên nhiều
nơi. Kiệt liệt hơn cả là cuộc nổi dậy của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (Sơn Tây) đă khởi binh tiến đánh kinh sư, khiến
Thượng hoàng, vua Thuận Tông cùng triều đình phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn giữ kinh sư 3 ngày rồi rút về Quốc
Oai. Về sau Sư Ôn bị một tướng của triều đình là Hoàng Phùng Thế đánh, bắt được. Năm Kỷ Tị (1389) Chế Bồng Nga lại
đem quân tiến đánh Đại Việt. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân cự chiến. Nhưng Quý Ly thua trận phải rút chạy Cuối năm ấy
Chế Bồng Nga lại tiến vào sông Hoàng Giang để đánh chiếm Thăng Long. Thượng hoàng sai đồ tướng là Trần Khát Chân
đem binh đi chặn giặc. Trần Khát Chân khóc và lạy rồi ra đi. Thượng hoàng cũng khóc. Xem thế đủ thấy vua tôi nhà Trần đă
khiếp nhược đến cùng cực. Trần Khát Chân đem binh đóng Hải Triều (vùng Hưng Nhân, Thái B́ nh và Tiên Lữ, Hải Dương).
Tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa của Trần Khát Chân. Bấy giờ có hàng binh Chiêm
Thành cho Khát Chân hay dấu hiệu đặc biệt chiến thuyền chở Chế Bồng Nga trong số cả trăm chiến thuyền đang tiến vào
trận địa. Khát Chân hạ lệnh tập trung mọi loại vũ khí bắn vào thuyền ấy. Chế Bồng Nga trúng tên chết. Quan quân được thể
đổ ra đánh, quân Chiêm đại bại. Khát Chân lấy đầu Chế Bồng Nga đem dâng triều đình. Tướng Chiêm Thành là La Khải
đem tàn quân về nước chiếm lấy ngôi vua Chiêm. Hai người con Chế Bồng Nga chạy sang hàng Đại Việt, được Trần trọng
dụng.
Trừ xong giặc Chiêm Thành, Hồ Quý Ly càng thao túng triều đình. Những người không ăn cánh với mình, trừ con cái Trần
Nguyên Đán, Quý Ly đều xui Thượng hoàng giết đi. Nhiều hoàng tử, thân vương bị sát hại. Sĩ phu có người dâng sớ tâu với
Thượng hoàng rằng Hồ Quý Ly có ý muốn dòm ngó cơ nghiệp nhà Trần, Thượng hoàng lại đưa sớ cho Quý Ly xem. Bởi
vậy, các trung thần không ai dám tâu bày gì nữa.
Nhưng rồi Thượng hoàng cũng nhận ra sự lộng quyền của Quý Ly. Một hôm Thượng hoàng gọi Quý Ly vào trong điện bảo
rằng:
- Nhà ngươi là thân tộc, cho nên bao nhiêu việc nước trẫm đều uỷ thác cho cả. Nay quốc thể suy nhược, trẫm thì già rồi,
ngày sau con trẫm có nên thì giúp, không thì nhà ngươi tự làm lấy. Quý Ly cởi mũ, khấu đầu khóc thề rằng:
- Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp nhà vua thì trời tru đất diệt. Vả ngày trước Linh Đức vương (Phế Đế) có lòng làm
hại nếu không có uy linh của bệ hạ, thì nay thần đă ngậm cười dưới đất, cn ̣ đâu ngày nay nữa mà mài thân nghiền cốt để báo
đền vạn nhất. Vậy hạ thần đâu có ý gì khác, xin bệ hạ tỏ lòng ấy cho và đừng lo gì.
Tháng Chạp năm Giáp Tuất (1394) Thượng hoàng Nghệ Tông mất, trị vì được 3 năm, làm Thái thượng hoàng 27 năm, thọ
74 tuổi. Người đương thời cho Nghệ Tông là ông vua "chí khí đă không có, trí tuệ cũng hèn kém, để cho gian thần lừa đảo,
giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quý Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu
đổ cơ nghiệp nhà Trần".
Nghệ Tông mất rôi, Quý Ly lên làm Phụ chính thái sư, dịch sách để dạy vua, thâu tón trọn quyền binh trong triều ngoài lộ. Để
dễ đường thoán đoạt, Quý Ly quyết định dờ__________i đô vào Thanh Hoá, xây thành Tây Đô (xă Yên Tôn, Vĩnh Lộc). Năm 1397,
Quý Ly bắt vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô. Tháng ba năm sau, Quý Ly ép vua nhường ngôi để đi tu. Thuận Tông
buộc phải nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hoá).