...
Trần Thủ Độ người có công khởi dựng sự nghiệp triều Trần, sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá (Hưng Hà, Thái
Bình). Ông đă nổi lên là người có tài xuất chúng trong số những người con ưu tú khác của họ Trần, giúp triều Lý đánh dẹp
các thế lực cát cứ, khôi phục cơ nghiệp nhà Lý. Ông ít được học nhưng có bản lĩnh, thẳng thắn và quyết đoán. Cuối triều Lý,
các vua ăn chơi, sa đọa, kinh tế suy thoái, thiên tai, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Lợi dụng cơ hội đó, các thế lực phong
kiến nổi lên chống lại triều đình, đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa băi. Ngoài biên thùy, đế quốc Nguyên Mông đang tung
hoành đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, sửa soạn đại binh xâm lược Tống và Đại Việt.
Trong lúc ấy, vua Lý Huệ Tông vô trách nhiệm, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi rồi bỏ đi tu ở chùa
Chân Giáo. Bởi vậy, Trần Thủ Độ đă thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh là hợp lẽ. Làm cuộc đảo chính
thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, chứng tỏ Trần Thủ Độ là nhà chính trị sáng suốt, khôn
ngoan.
Sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm giữ mọi binh quyền. Trong một thời gian ngắn,
Trần Thủ Độ đă thu phục được các thế lực đối địch, tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đế__________n cấp xă. Có lần duyệt
hộ khẩu, Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm chức Câu đương (một chức dịch trong xă). Ông ghi tên họ
quê quán. Duyệt đến xă ấy, hỏi tên đương sự, đương sự mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói:
- Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón
chân để phân biệt.
Đương sự kêu van xin thôi, hồi lâu Trần Thủ Độ mới tha cho. Từ đấy không ai dám nhờ cậy việc riêng nữa. Trần Thủ Độ đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử ghi có lần, Linh Từ
quốc mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, Linh Từ quốc mẫu than: - Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế.
Thủ Độ sai quân đi bắt về. Người quân hiệu chắc là phải chết. Khi đến nơi, nghe người quân hiệu kể lại ngọn nguồn câu
chuyện. Thủ Độ nói:
- Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước, như thế ta còn trách gì nữa. Nói rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy.
Là người có công, có tài, nắm giữ trọn binh quyền, vua cũng không dám trái ư. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua Thái
Tông, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ tuổi còn trẻ mà thái sư Trần Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa, không biết rồi tiền đồ xă tắc sẽ ra sao? Hạ thần lấy
làm lo lắng. Vua bảo Thủ Độ:
- Trẫm biết Thượng phu chỉ có tấm ḷng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy ông nắm giữ mọi
quyền bính, dám ngờ vực xằng đă tâu với trẫm là đáng lo ngại về việc Thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xă
tắc. Đó là lời nói hại đến nghĩa vụ vua tôi và tń h cảm chú cháu giữa Thượng phụ và Trẫm. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Kẻ kia nói vậy mà đúng. Thật quả có chuyện chuyên quyền thật. Thế mới biết một trăm người vâng dạ không bằng một
người nói thẳng. Trong đám quan lại chỉ duy nhất có người này ngay thẳng bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám
nghĩ. Vậy, một triều thịnh là phải khuyến khích người nói thật.
Nói xong, Thủ Độ xin phép vua lấy mấy tấm lụa và mấy quan tiền thưởng cho viên quan nọ.
Trong cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đóng vai tṛ vô cùng quan trọng. Tháng 12 năm Đinh
Tư (1-1258), quân Mông Cổ sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đă tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh.
Trên các mặt trận, quân Đại Việt không đương nổi phải rút lui. Vua Thái Tông và quần thần phải bỏ Thăng Long rút xuống
phía Nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thăm em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết
hai chữ "Nhập Tống" ở mạn thuyền, ư khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần
Thủ Độ. Thủ Độ trả lời:
- Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.