GIA LONG HOÀNG ĐẾ (1802-1819)

Một phần của tài liệu Các triều đại vua chúa VN- Đầy đủ ngắn gọn và hay nhất. (Trang 161 - 162)

...

phương Tây song cũng không mời chào, khuyến khích hoặc có một chính sách tỏ ra chủ động, tích cực hơn. Một trong những tai tiềng và gần như là căn bệnh của mọi vua, chúa sáng nghiệp gian nan và lâu dài là sát hại công thần. Có

công như Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường đều bị giết hại giữa lúc Gia Long đang trị vì.

Nguyễn Văn Thành nguyên là người Thừa Thiên, vào Gia Định đã hai ba đời, theo Nguyễn ánh từ những ngày đầu và chịu

muôn nỗi gian truân cùng chủ tướng. Nguyễn Văn Thành có tài và lập được nhiều công lớn, đứng đầu hàng công thần. Gia

Long lên ngôi giao cho Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành. Qua mấy năm cai quản của Nguyễn Văn Thành, tình

hình đất Bắc đã yên ổn sau nhiều năm loạn lạc liên miên. Sau đó Thành được triệu về kinh lãnh chức Trung quân. Thành vốn

có tài trước thuật nên được giao làm Tổng tài bộ quốc triều hình luật và biên soạn quốc sử. Cong trai ông Nguyễn Văn

Thuyên đỗ cử nhân, hâm mộ văn chương. Nhân Thuyên làm thơ ngâm vịnh với bạn bè, lời lẽ khi ngông, các đối thủ vốn ngầm

đố kỵ công lao của Thành liền vu cho Thuyên có mưu đồ thoán đoạt ngôi vua, cha con Nguyễn Văn Thành cùng bị hạch tội.

Thuyên bị bắt giam, Thành bị triều thần nghị tội tử. Sau buổi triều kiến, Thành chạy theo nắm lấy áo vua, kêu khóc thảm thiết:

- Thần theo bệ hạ từ thuở còn nhỏ đến bây giờ, nay chẳng có tội gì mà bị người ta cấu xé. Bệ hạ nỡ lòng nào ngồi nhìn người

ta giết thần mà không cứu! Gia Long không nói gì, giật áo ra, đi vào cung, từ đó cấm không cho Thành vào chầu nữa. Lê

Văn Duyệt đem Thuyên ra tra khảo, bắt phải nhận tội phản nghịch. Thành sợ, uống thuốc độc tự tử, Thuyên bị chém. Bậc

công thần thứ hai có tài văn học, đã giúp Nguyễn Ánh từ những ngày đầu, làm đến Binh Bộ thượng thư. Sau vì bị hạch tội làm

sắc phong cho Hoàng Ngũ Phúc (tướng Trịnh) làm Phúc thần bị án giảo. Âu đây cũng là một thứ luật đối với những người

không biết dừng chân trước bả công danh!

Tháng 11 năm Kỷ Mão (1818), vua không được khoẻ, Hoàng Thái Tử và cận thần vào hầu, vua hạ chiếu cho Hoàng Thái tử

quyết đoán việc nước, tâu lên vua sau. Tháng 12, bệnh nguy kịch, vua gọi Hoàng Thái tử, các hoàng tử và đại thần Lê Văn

Duyệt, Phạm Đăng Hưng vào hầu. Vua cho bày ấn ngọc, cờ, gươm trên án vàng trước giường ngự rồi dụ Hoàng Thái tử

rằng:

- Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn thẩn giữ gìn.

Hoàng tử cùng các tước công, đại thần ủy lạo nhà vua, khuyên gắng gượng thuốc thang, an tâm tỉnh dưỡng, chớ nên lo lắng gì

nhiều... Vua nói:

- "Điều này, bọn ngươi không biết đâu! Phàm truyền ngôi là việc lớn xưa nay, hôm nay còn nói được mà không nói, ngày

khác chết thì nói sao kịp!" Vua liền gọi Thái tử đến trước giường, dụ rằng:

- "Nay việc lớn của thiên hạ đã định rồi. Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận, chớ nên

gây hấn ngoài biên".

Nói rồi vua sai Hoàng thái tử lấy bút chép lại lời đó. Thái tử ngập ngừng muốn tránh chữ "băng", vua liền cầm bút phê vào.

Ngày Đinh Mùi tháng 12, vua băng ở điện Trung Hoa, thọ 59 tuổi. Gia Long tiếp tục ngôi chúa trong 25 năm, làm vua cả

nước 18 năm tổng cộng 43 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gia Long có hai vợ chính: thứ nhất là Thế tổ Thừa Thiên Cao hoàng hậu họ Tống, người huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, con

hái Quí Quốc công Tống Phúc Khuông. Nguyễn Phúc Ánh cưới bà làm vợ năm 18 tuổi, người cung kính, cẩn thận, có phép

tắc lễ độ. Bà sinh được hai hoàng tử, con cả là Chiêu chết sớm; con thứ là Hoàng tử Cảnh từng theo Bá Đa Lộc làm con tin

sang cầu viện Pháp rồi về nước được lập làm Thái tử, sau bị bệnh đậu mùa mất năm Tân Dậu (1801). Bà thứ hai là Thuận

thiên Cao hoàng hậu họ Trần, người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt, được tiến

vào hầu Nguyễn Ánh từ năm Giáp Ngọ (1774), năm Kỷ Dậu (1789) được tấn phong là Tả cung tần, hiệu Nhị phi. Bà sinh

được 4 hoàng tử: Nguyễn Phúc Đởm (sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mệnh); Nguyễn Phúc Đài (Kiến an vương); Nguyễn Phúc

Hiệu (mất sớm), Nguyễn Phúc Thấn (Thiệu Hoá quận vương). Ngoài 6 người con với hai vợ chính đã kể trên Gia Long còn 7

người con trai với các bà khác, tổng cộng 13 hoàng tử, 18 công chúa.

...

Một phần của tài liệu Các triều đại vua chúa VN- Đầy đủ ngắn gọn và hay nhất. (Trang 161 - 162)