Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm (có thể là thành viên HĐQT hoặc người khác); chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
Kiến nghị phương án tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản ly công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;
Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả những người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi miễn của giám đốc;
Tuyển dụng lao động;
Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
Các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ hoặc quyết định của HĐQT. Xem xét quyền và nhiệm vụ của giám đốc theo quy định của Luật Doanh nghiệp ta thấy: (i) thẩm quyền của giám đốc trong quản trị công ty là không lớn; chủ yếu thiên về điều hành, triển khai thực hiện quyết định của HĐQT; và do đó, về nguyên tắc, chỉ chỉ đạo và điều hành các công việc, hoạt động thường ngày của công ty mà thôi; (ii) xét về nhân sự, thì giám đốc có toàn quyền tuyển dụng những người lao động bình thường; còn việc quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong công ty phụ thuộc vào sự phân chia quyền lực giữa HĐQT và Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty; (iii) Giám đốc có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, và phương án trả cổ tức, bởi vì, giám đốc là người kiến nghị các giải pháp về vấn đề đó. Tuy
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
nhiên, xét về phạm vi ảnh hưởng (số lượng hoạt động, số người chịu sự chỉ đạo và giám sát), thì ảnh hưởng của giám đốc là rất lớn.