Quản trị công ty cổ phần: Thực tiễn và vấn đề

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

Thực tiễn và vấn đề

Phần 2 đã tập hợp và giới thiệu cụ thể về các nội dung trong các yếu tố cấu thành khung quản trị nói chung và từng yếu tố cấu thành nói riêng; phân tích ý nghĩa và hiệu kỳ vọng của các cơ chế quản trị công ty cổ phần. Một nội dung không kém phần quan trọng của Phần 2 nói trên là phân tích so sánh khung quản trị công ty cổ phần theo các quy định pháp luật tương ứng với các thông lệ tốt và kinh nghiệm quốc tế tương ứng; qua đó, thấy được khoảng “chênh lệch” trong các quy định pháp luật ở nước ta với các quy định tương ứng và thông lệ tốt ở các nước khác.

Phần 3 này sẽ phân tích vận hành và hiệu lực thực tế của các cơ chế quản trị công ty cổ phần được pháp luật quy định, trong đó, có nhấn mạnh tới những “chênh lệch” giữa quy định của pháp luật so với thực tế thi hành. Mục đích của phân tích so sánh nói trên là để tìm hiểu hiệu lực thực tế cuả các công cụ quản trị công ty do pháp luật quy định, phát hiện và nhận thức các vấn đề thực tiễn; một cơ sở quan trọng để kiến nghị giải pháp trong các phần tiếp theo.

Cách trình bày trong nội dung của phần này cũng sẽ lần lượt giới thiệu về các yếu tố cấu thành và cơ chế quản trị công ty cổ phần tương tự như ở phần II. Điểm khác ở đây là tập trung vào các vấn đề thực tiễn của khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta. Những số liệu thực tế trình bày trong phần này chủ yếu dựa vào Điều tra thực tế về quản trị công ty cổ phần (do tác giả thực hiện vào cuối năm 2007), kết hợp với các cuộc khảo sát thực tế tại một số công ty cổ phần, thông tin thu thập được qua các cuộc hội thảo, tập huấn triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và và thông tin thu thập được qua văn thư trao đổi hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Luật Doanh nghiệp liên quan đến quản trị công ty cổ phần.16

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 47 - 48)