Như trên đã trình bày, HĐQT được quy định là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Chức năng và quyền hạn của HĐQT theo quy định tại Luật Doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề chiến lược và định hướng chiến lược, vốn và cơ cấu vốn, nhân sự chủ chốt,
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
giám sát quản lý điều hành và đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động. Tuy vậy, hiệu lực của HĐQT trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Số lượng thành viên HĐQT ở nước ta phụ thuộc nhiều vào quy mô của công ty, thường gồm 3 (chiếm 21% số doanh nghiệp điều tra), 5 thành viên (khoảng 62%, và 7 người (khoảng 12%); số còn lại có số thành viên 9-10 người. Như vậy, số thành viên HĐQT trung bình là 5 người. Đại đa số thành viên HĐQT trực tiếp làm việc tại công ty và đồng thời kiêm mộât hoặc một số chức danh quản lý tại công ty. Do đó, trong phần lớn các trường hợp, Chủ tịch HĐQT kiêm cả giám đốc, tổng giám đốc công ty. Như trên đã nói, thành viên HĐQT ở các công ty cổ phần ở nước ta thường là thành viên có tỷ lệ lớn về sở hữu cổ phần trong công ty. Như vậy, có thể nói, đa số thành viên HĐQT ở nước ta là các cổ đông lớn, hoặc đại diện các cổ đông lớn; và người “lớn nhất” trong số họ thường kiêm luôn là Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày tại công ty.
Hội đồng quản trị họp mỗi tháng một lần (khoảng 34% số công ty được điều tra), mỗi quý một lần (khoảng 34%) và hai tháng một lần (khoảng 12%). Có HĐQT ở một số ít công ty họp 2 tuần/lần. Tại đa số các công ty, thời gian mỗi lần họp kéo dài khoảng 4 giờ (trên 80%); và khoảng 11% họp HĐQT kéo dài 8 giờ; cá biệt kéo dài đến 2 ngày. Thời gian họp trung bình của HĐQT là khoảng 4/5 giờ.
Vấn đề thường thảo luận tại các cuộc họp HĐQT là khá đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các vấn đề như báo cáo kết quả kinh doanh (tháng, quý, nữa năm và hàng năm) và kế hoạch kinh doanh của giai đoạn tiếp theo, thảo luận quyết định về dự án đầu tư cụ thể, giải pháp phát triển kinh doanh cụ thể, thảo luận và quyết định về giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch kinh doanh, thảo luận và quyết định về vấn đề nhân sự của công ty, v.v.... Rất ít trường hợp bàn thảo và quyết định về chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
Chủ tịch HĐQT thường là người chuẩn bị nội dung và chương trình họp đúng như quy định của Luật Doanh nghiệp (80% số công ty được điều tra); số còn lại do thành viên HĐQT, giám đốc, thư ký công ty hoặc thậm chí trưởng
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
phòng Tổ chức hành chính chuẩn bị. Trong đại đa số các cuộc họp (khoảng 95%) đều có thông qua quyết định bằng văn bản.
Xem xét thực tế vận hành của HĐQT công ty cổ phần như trình bày trên đây có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:
Một là, số lượng thành viên HĐQT ở các công ty cổ phần ở nước ta là không lớn và có trình độ chuyên môn khá cao.
Hai là, đại đa số thành viên HĐQT đều là cổ đông lớn, hoặc đại diện của cổ đông lớn; và trực tiếp nắm giữ các chức danh quản lý khác nhau trong công ty; gần 75% chủ tịch HĐQT đồng thời kiêm giám đốc, hoặc tổng giám đốc; chưa có sự tách biệt giữa thành viên HĐQT và người quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. Thực tế cũng cho thấy, thành viên không điều hành hoàn toàn không phải là thành viên độc lập; mà lại rất phụ thuộc vào Chủ tịch HĐQT và những thành viên điều hành khác. Bởi vì, vị trị của những thành viên này trong cơ cấu quản lý điều hành thường thấp hơn nhiều so với Chủ tịch HĐQT và các thành viên điều hành khác.
Ba là, quyền lực của HĐQT có thể tập trung chủ yếu vào Chủ tịch HĐQT đồng thời kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty.
Cuối cùng, cơ cấu, số lượng và thành phần của HĐQT như đã trình bày trên đây có thể dẫn đến một số hệ quả sau đây:
HĐQT trong các công ty cổ phần ở nước ta là rất “tập quyền”; Hội đồng quản trị về cơ bản nắm giữ và chi phối quyền của ĐHĐCĐ, quyền của bản thân HĐQT, và quyền điều hành của giám đốc. Tuy vậy, hoạt động thực tế của HĐQT có vẻ thiên lệch, thiên về điều hành hơn là hoạch định chiến lược và giám sát thực thi chiến lược phát triển công ty. Ngoài ra, ngoài chủ tịch HĐQT, còn lại các thành viên khác có thể làm việc thụ động trong vai trò là thành viên HĐQT, mà chủ yếu tập trung vào quản lý điều hành công việc cụ thể được giao. Xét về giám sát giữa cổ đông đối với người quản lý, thì Mô hình nói trên trong cơ cấu sở hữu tập trung có thể giúp giảm chi phí giám sát
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
nội bộ; nhưng cũng có thể là thiếu giám sát đủ mạnh từ bên ngoài, nhất là từ cổ đông thiểu số và từ cổ đông nhà nước.
Nguy cơ lạm dụng quyền lực của HĐQT nói chung và của Chủ tịch HĐQT nói riêng để thu lợi riêng cho mình và cho người khác là rất lớn. Quan sát thực tế cho thấy việc lạm dụng quền lực của HĐQT ở các công ty cổ phần đã xảy ra; và các hình thức lạm dụng thường thấy là kiến nghị phát hành cổ phiếu ưu đãi cho thành viên HĐQT (và chính họ cũng là cổ đông bỏ phiếu cho kiến nghị đó); kiến nghị ưu đãi riêng cho người lao động, trong đó, họ được hưởng phần nhiều hơn so với người lao động bình thường khác; thực hiện giao dịch nội gián và giao dịch của công ty với các bên có liên quan của chính họ; sử dụng thông tin, bí quyết và cơ hội kinh doanh của chính công ty phục vụ lợi ích riêng cho mình và các bên có liên quan.
Tóm lại, HĐQT trong các công ty ở nước ta thường thiếu tầm nhìn chiến lược, chưa phải là thể chế giám sát và cân bằng quyền lực giữa các bên trong công ty, nhất là giữa chử sở hữu và điều hành. Thêm vào đó, trình độ năng lực của thành viên HĐQT còn hạn chế; họ thường chưa phải là những người quản lý chuyên nghiệp (phần lớn họ là vừa là chủ sở hữu và vừa là người quản lý). Họ vẫn quen và thiên về lối làm việc trong chế độ quản lý theo “thuận tiện”. Vai trò và cách thức làm việc thực tế đó của HĐQT thường làm cho các công ty ở nước ta lâm vào tình trạng:
(i) Sự phát triển thiếu của từng doanh nghiệp đơn lẻ là thiếu chiến lược, ngắn hạn và không bền vững;
(ii) Đối với cả cộng đồng doanh nghiệp, thì khả năng kết nối hài hoà, bền vững và ổn định giữa các doanh nghiệp trong trao đổi, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo đúng số lượng, đúng chất lượng, quy cách, mẫu mã và đúng thời hạn là rất hạn chế.
Thực trạng nói trên đang thực sự hạn chế năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp nói riêng và cả cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề