Như phần 1 của chương này đã giới thiệu, Ban kiểm soát ở nước ta được “thiết kế” là một cơ quan riêng trong cơ cấu quản trị nội bộ công ty cổ phần ở nước ta, chuyên trách giám sát và đánh giá HĐQT và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của công ty. Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên với các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây (các Điều 121 và 122, Luật Doanh nghiệp):
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp;
Không phải là người có liên quan của thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc), và những người quản lý khác của công ty;
Không giữ các chức vụ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tại công ty;
Ít nhất một thành viên phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên; Ít nhất hơn ½ số thành viên phải thường trú tại Việt Nam;
Và cuối cùng là, thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là người làm việc tại công ty.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ (Điều 123, Luật Doanh nghiệp) sau đây:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT;
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT tại cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ;
Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào, nếu xét thấy cần thiết; hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ, hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp; trong trường hợp này, Ban kiểm soát phải tiến hành kiểm tra vấn đề được yêu cầu trong 7 ngày, kể từ khi có yêu cầu và phải báo cáo giải trình kết quả kiểm tra đến HĐQT và cổ đông, nhóm
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
cổ đông có yêu cầu;
Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Khi phát hiện có thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc) vi phạm nghĩa vụ của người quản lý, thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho HĐQT, và yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Thành viên Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện nhiệm vụ được giao; thành viên Ban kiểm soát cũng có quyền tiếp cận đến các thông tin của công ty tương tự như các thành viên HĐQT (Điều 124, Luật Doanh nghiệp).
Thù lao của các thành viên Ban kiểm soát cũng được xác định theo các nguyên tắc tương tự như đối với các thành viên HĐQT. Mức thù lao của Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ quyết định, căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao hàng ngày của từng thành viên. Ngoài ra, thành viên Ban kiểm soát cũng được thanh toán các chi phí đi lại, ăn ở và chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn ở mức hợp lý. Thù lao và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát cũng được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong thực thi nhiệm vụ được giao, thành viên Ban kiểm soát cũng phải tuân thủ đúng các nghĩa vụ tương tự như các nghĩa vụ của thành viên HĐQT và những người quản lý khác của công ty.
Có thể nói các quy định có liên quan của Luật Donh nghiệp về Ban kiểm soát là khá đầy đủ và đã đạt được một số tiến bộ sau đây:
Một là, Ban kiểm soát đã nâng cao được địa vị pháp lý, tính độc lập của mình so với HĐQT và người quản lý; đồng thời, đã được tạo điều kiện thuận lợi về khuyến khích vật chất, về năng lực chuyên môn đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
Thành viên Ban kiểm soát có thể thực hiện giám sát thường xuyên theo kế hoạch hoạt động của mình, hoặc giám sát đột xuất theo quyết định của ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông có thẩm quyền. Ba là, chức năng và thẩm quyền của Ban kiểm soát như quy định đã phần nào bù đắp được một số khiếm khuyết của các quy định liên quan đến quyền của cổ đông. Cụ thể là, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% số cổ phần hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có thể thông qua Ban kiểm soát kiểm tra, xem xét sổ sách kế toán và bất cứ công việc kinh doanh khác của công ty, nếu xét thấy cần thiết; cổ đông cũng có thể thông qua Ban kiểm soát để yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm của thành viên HĐQT gây hại đến lợi ích của công ty và cổ đông của công ty. Tuy vậy, có thể nói, về vai trò, địa vị và nhiệm vụ của Ban kiểm soát như quy định vẫn có một số khiếm khuyết như:
Một là, chưa bắt buộc thành viên Ban kiểm soát phải là người ngoài công ty, không là người lao động của công ty. Do đó, tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của Ban kiểm soát có thể chưa được bảo đảm.
Hai là, hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát thiên về quá khứ, tức là những hoạt động và công việc đã làm, hơn là những dự kiến, kế hoạch của tương lai.
Ba là, thù lao và các lợi ích khác của các thành viên Ban kiểm soát được xây dựng theo kiểu làm việc bán thời gian, hơn là dành thực hiện giám sát cách liên tục, đảm bảo nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ công ty. Bốn là, vai trò của Ban kiểm soát trong việc giám sát các bên có liên quan và các giao dịch của công ty với các bên có liên quan đó cũng như trong việc giám sát chất lượng các thông tin được công bố càng mờ nhạt. Năm là, các phát hiện, đề xuất của Ban kiểm soát chỉ mới ở dạng “kiến nghị”; chưa có cơ chế buộc thực thi các kiến nghị hợp lý của Ban kiểm soát; Ban kiểm soát không có quyền nhân danh công ty kiện HĐQT, người quản lý hoặc các cổ đông khác, nếu xét thấy cần thiết, để bảo vệ quyền và lợi
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
ích chung của cổ đông và của công ty.
Những khiếm khuyết nói trên hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách đưa vào Điều lệ công ty các nội dung và giải pháp tương ứng.
Kể từ giữa năm 2006, quy định về khung quản trị công ty ở nước ta, nhất là quản trị công ty cổ phần, đã được thống nhất, không phân biệt theo tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Có thể thấy, khung quản trị công ty cổ phần theo quy định của pháp luật ở nước ta về cơ bản đã gồm đủ các yếu tố cấu thành. Nội dung quy định trong các yếu tố cấu thành đó về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế phổ biến. Tuy vậy, so sánh với thông lệ tốt nhất và với kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc, khung quản trị công ty cổ phần hiện nay còn có một số điểm chênh lệch. Những điểm chênh lệch (có thể gọi là điểm yếu) đó có thể gồm:
Cổ đông chưa được đối xử công bằng trong tiếp cận thông tin. Một số quyền của cổ đông còn yếu như: (i) quyền tiếp cận của cổ đông vào các thông tin của công ty nói chung còn yếu; quyền khiếu kiện trực tiếp đối với thành viên, v.v..
Các quy định về cơ cấu thành viên HĐQT và cách thức hoạt động của HĐQT chưa bảo đảm được tính độc lập, chuyên môn và chuyên nghiệp của HĐQT trong quản lý công ty; nguy cơ một số người, nhất là những cổ đông lớn, thâu tóm quyền của HĐQT và quyền điều hành công ty là rất lớn. Cũng tương tự như vậy đối với Ban kiểm soát. Quy định về cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát chưa bảo đảm được tính độc lập của Ban kiểm soát; chưa đảm bảo để Ban kiểm soát có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định. Ngoài ra, chưa có cơ chế để Ban kiểm soát sử dụng để buộc HĐQT phải thực hiện kiến nghị của mình trong trường hợp thực sự cần thiết.
Chế độ công khai và minh bạch hoá thông tin nói chung còn yếu, nhất là đối với các công ty cổ phần phi đại chúng. Các yêu cầu về công khai hoá thông tin chưa thật đầy đủ; và chưa có cơ chế kiểm
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
tra và giám sát được một cách hiệu quả chất lượng của các thông tin được công bố.
Giám sát các bên có liên quan và giao dịch của công ty với các bên có liên quan còn chưa thật đầy đủ. Pháp luật mới quy định về bản chất các bên có liên quan và danh mục có thể có của các bên có liên quan của công ty; chưa quy định về những việc cần làm, và ai làm những việc đó và làm như thế nào để kiểm soát và giám sát các bên có liên quan của công ty một cách hiệu quả.
Có thể nói, tuy còn có khiếm khuyết, nhưng khung quản trị công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp và một số quy định pháp luật có liên quan là một bước tiến dài trong hoàn thiện pháp luật về công ty nói chung và về quản trị công ty cổ phần nói chung. Những khiếm khuyết nói trên về cơ bản có thể khắc phục được bằng cách bổ sung hoặc cụ thể hoá thêm các nội dung tương ứng của Điều lệ công ty. Vì vạy, nhận biết những khiếm khuyết của pháp luật hiện hành là điều hết sức có ý nghĩa trong hoàn thiện và nâng cao hiệu lực quản trị công ty ở nước ta.