ích khác của họ.
Tiền lương của giám đốc, thù lao của hội đồng quản trị và lợi ích khác của họ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy họ hành động vì lợi ích của công ty và cổ đông của công ty. Luật Doanh nghiệp (Điều 117) đã quy định khá rõ các nguyên tắc trả lương, thù lao cho giám đốc, thành viên HĐQT theo hướng gắn lợi ích của họ với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty. Cụ thể là, thù lao của HĐQT, tiền lương của giám đốc (Tổng giám đốc) và những người quản lý khác có thể được trả theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Thù lao của thành viên HĐQT được tính theo số ngày cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của HĐQT và mức thù lao mỗi ngày; và mức tổng thù lao của HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên. Ngoài ra, thành viên HĐQT còn được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn ở và chi phí hợp lý khác phải chi trả khi họ thực hiện nhiệm vụ được giao. Mức tiền lương của giám đốc do HĐQT quyết định. Thù lao, tiền lương và các khoản chi phí khác của thành viên HĐQT, giám đốc và những người quản lý khác được tính đầy đủ vào chi phí kinh doanh hợp lý của công ty; và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm và thông báo công khai tại cuộc họp cổ đông thường niên.
Như vậy, về quy định liên quan đến thù lao, tiền lương của thành viên HĐQT, giám đốc theo Luật Doanh nghiệp có một số tiến bộ sau đây:
Một là, không khống chế mức tối đa và mức cụ thể do chính công ty (tức là các cơ quan có thẩm quyền trong quản trị nội bộ) quyết định dựa theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hai là, tất cả tiền lương, thù lao và chi phí khác của HĐQT, giám đốc, người quản lý khác đều được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.
Ba là, tổng mức lương, thù lao và mức cụ thể đối với từng người được công khai hoá tại ĐHĐCĐ và các bên có liên quan khác biết trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề