Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 69 - 76)

Về hình thức, cơ cấu quản lý nội bộ của các công ty cổ phần ở nước ta là hợp lý và cân bằng. Ban kiểm soát thực hiện vai trò giám sát và kiểm soát nội bộ; trưc tiếp giám sát Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Ban kiểm soát có vai trò và địa vị ngang bằng với HĐQT, cùng chịu trách nhiệm trước cổ đông trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

95% số công ty cổ phần được điều tra có Ban kiểm soát gồm 3 thành viên; số còn lại có từ 1 đến 5 người. Cũng tương tự như HĐQT, phần lớn (khoảng 72% thành viên Ban kiểm soát) là người trực tiếp làm việc tại công ty; và số còn lại có thể là cổ đông, đại diện của cổ đông, không phải là người lao động trong công ty. Xét cho cùng, thì các thành viên Ban kiểm soát làm việc theo chế độ “kiêm nhiệm”. Các thành viên Ban kiểm soát hình như có trình độ chuuyên môn thấp hơn so với HĐQT. Cụ thể là, hơn 35% số thành viên có trình độ đại học hoặc tương đương về kế toán, tài chính, kinh tế và pháp lý; khoảng 32% là kỹ sư chuyên ngành; khoảng 33% có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc tương đương. Ban kiểm soát làm việc chủ yếu theo sáng kiến của các thành viên, theo các nghĩa vụ thường xuyên của họ. Rất ít trường hợp Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý theo yêu cầu của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số.

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

Đối với các thành viên HĐQT khác nói chung đã không cẩn trọng đúng mức cần thiết, khi xem xét, giám sát hoạt động quản lý của giám đốc để giám đốc ký và thực hiện hợp đồng quá bất lợi cho công ty trong một thời gian dài mà không biết. Tương tự như vậy đối với các TV Ban kiểm soát. Ngoài ra, còn phải tính đến liệu HĐQT đã xem xét so sánh hiệu quả của phương án đem khách sạn cho thuê và trực tiếp tổ chức kinh doanh; liệu phương án cho thuê hiệu quả hơn phương án còn lại. Nếu chưa làm điều đó, thì HĐQT nói chung đã không tuân thủ đúng nghĩa vụ cẩn trọng trong quản lý công ty.

Hiện tượng miêu trả trên đây được quan sát thấy khá nhiều trong công ty cổ phần hoá từ DNNN và trong các công ty nhà nước.

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

Thông tin mà Ban kiểm soát nhận được chủ yếu bao gồm: (i) Các báo cáo tài chính thường kỳ hàng năm; (ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; (iii) Biên bản họp và quyết định của ĐHĐCĐ; (iv) Biên bản họp và quyết định của HĐQT, và (v) Quyết định của giám đốc. Như vậy, thành viên ban kiểm soát nhận được các thông tin tương tự như các cổ đông bình thường.

Xét về mặt pháp lý, thì thành viên Ban kiểm soát do chính ĐHĐCĐ bầu và miễn nhiệm; nhưng trên thực tế, có thể nói thành viên Ban kiểm soát thường do chính các thành viên HĐQT chỉ định. Như trên đã nói, thành viên HĐQT thường cũng chính là các cổ đông lớn; và họ tự bầu cho mình làm thành viên HĐQT và đồng thời, có ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn và bầu thành viên Ban kiểm soát. Thậm chí, có công ty được điều tra cho thấy thành viên HĐQT đồng thời là thành viên Ban kiểm soát. Kiểu quản lý theo thuận tiện nói trên có lẽ cũng ảnh hưởng lớn đến cách lựa chọn và bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát.

Như kết quả điều tra trên đây cho thấy cho đến nay, thành viên Ban kiểm soát đều là người lao động trong công ty. Như vậy, họ chỉ là kiểm soát viên kiêm nhiệm; và nhiệm vụ chính của họ có lẽ không phải là thực hiện giám sát quản lý nội bộ công ty; mà là thực hiện các công việc với vai trò là người lao động trong công ty.

Như vậy, các thành viên ban kiểm soát là không độc lập; họ là những người cấp dưới và hoàn toàn phụ thuộc vào các thành viên HĐQT, giám đốc điều hành. Họ cũng không phải là người có chuyên trách, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm nghề nghiệp; không chuyên trách kiểm soát nội bộ công ty. Có thể nói, trong nội bộ công ty, họ có vị thế, trình độ chuyên môn và có cả uy tín thấp hơn so với các thành viên HĐQT và giám đốc.

Với các đặc điểm nói trên, Ban kiểm soát trên thực tế khó có thể hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ như luật định; và trở nên hình thức; thường chỉ là người “đóng dấu” cho HĐQT và giám đốc điều hành khi cần thiết. Vì vậy, thực trạng về ban kiểm soát ở nước ta có lẽ không có khác nhiều so với ở Trung Quốc; chỉ tồn tại dưới hình thức “là người khách danh dự”, “tư vấn bạn bè” hoặc “người giám sát bị kiểm duyệt”; chứ chưa phải là một thế chế giám sát nội bộ, độc lập, chuyên môn và chuyên nghiệp để cân bằng lại quyền lực của HĐQT và giám đốc, phục vụ cho lợi ích tối đa của công ty và cổ đông của công ty.

Kết luận

Sau gần 20 năm cải cách thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống doanh nghiệp ở nước ta đã hình thành và phát triển rộng khắp trên cả nước và trong tất cả các ngành kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng nhanh về số lượng; doanh nghiệp sở hữu nhà nước đã giảm dần về số lượng và cả phạm vi ngành, nghề kinh doanh, nhưng vẫn tiếp tục duy trì được vai trò chưa thay thế được. Doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài đã trở thành bộ phận không thể tách rời của cả nền kinh tế; đang góp phần không nhỏ trên nhiều mặt đối với phát triển kinh tế.

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của doanh nghiệp, thì khung khổ pháp luật về doanh nghiệp cũng đã từng bước bổ sung và hoàn thiện. Việc hoàn thiện lúc đầu được thực hiện trong khung khổ pháp luật theo thành phần kinh tế; từng bước “hội tụ” và tiến tới thống nhất khung pháp lý về doanh nghiệp. Và Luật Doanh nghiệp năm 2005 là bước tiến nổi bật, nhờ đó, sau gần 20 năm cải cách và phát triển, pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã được thống nhất áp dụng không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.

Khung quản trị công ty cổ phần đã được quy định khá đầy đủ, gồm các bộ phận cấu thành : (i) cổ đông và đại hội đồng cổ đông, HĐQT và giám đốc, tổng giám đốc, và Ban kiểm soát và các cơ chế, công cụ hoạt động và vận hành các bộ phận cấu thành nói trên của khung quản trị công ty cổ phần. Nhìn chung, khung quản trị công ty cổ phần như quy định pháp luật hiện hành đã phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến được thừa nhận trên thế giới.

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

Các quy định của pháp luật về quản trị công ty đã nhấn mạnh đến giải quyết vấn đề cơ bản của quản trị công ty ở các nước đang phát triển. Đó là mối quan hệ giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số. Hàng loạt các công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông nói chung và cổ đông thiểu số nói riêng đã được thiết lập về mặt pháp lý. Thêm vào đó, vai trò và vị thế của Ban kiểm soát đã được tăng cường nhằm nâng cao hiệu lực giám sát nội bộ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ lạm dụng quyền lực của HĐQT và những người quản lý điều hành, làm hại đến lợi ích của công ty và cổ đông của công ty.

HĐQT cũng đã được thiết kế với vai trò làm trung tâm trong khung quản trị công ty cổ phần, có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển lâu dài của công ty, gồm từ chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển, đến vốn, nhân sự và phân chia lợi ích trong các bên có liên quan của công ty; cân bằng lợi ích không chỉ giữa cổ đông và người điều hành, giữa các cổ đông với nhau, giữa công ty và cổ đông của công ty. Không ít các khái niệm, công cụ và cơ chế mới đã được “đưa” vào khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta như: (i) các bên có liên quan, (ii) kiểm soát giao dịch với các bên có liên quan, (iii) các nghĩa vụ của những người quản lý nhất là các nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành, v.v... Ngoài việc tập hợp được một cách có hệ thống, và giới thiệu một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn về khung quản trị, cơ chế vận hành, mục đích và ý nghĩa của các công cụ, cơ chế (thể hiện bằng các quy định pháp luật có liên quan) trong khung quản trị công ty cổ phần, thì báo cáo này còn chỉ ra được những khiếm khuyết của khung quản trị công ty cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành. Những khiếm khuyết đó rút ra được trên cơ sở so sánh khung quản trị hiện hành đối với công ty cổ phần ở nước ta hiện nay với các thông lệ tốt và những kinh nghiệm quốc tế. Các điểm yếu chính bao gồm: (i) cổ đông chưa được đối xử công bằng trong tiếp cận các thông tin của công ty; (ii) một số quyền của cổ đông còn yếu, thậm chí còn thiếu; (iii) cơ cấu thành viên HĐQT chưa đảm bảo tính độc lập và cân bằng của HĐQT với cổ đông và người điều hành, chưa tách biệt được quyền quản lý và giám sát của HĐQT và quyền điều hành của giám đốc; (iv) các yêu cầu về công

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

khai và minh bạch hoá thông tin còn yếu, thiếu, (v) các công cụ và cơ chế kiểm soát các giao dịch với các bên có liên quan chưa đầy đủ, cụ thể, đủ mức để hiểu và vận hành được trên thực tế; (vi) cơ cấu thành phần và cách thức bổ nhiệm Ban kiểm soát chưa đảm bảo được tính độc lập, chuyên môn và chuyên nghiệp của Ban kiểm soát như một công cụ giảm sát nội bộ một cách hữu hiệu, v.v..

Có thể nói, đóng góp lớn của báo cáo này là lần đầu tiên mô tả được một cách khái quát sự vận hành thực tế của quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay. Miêu tả có hệ thống kết hợp với phân tích so sánh đã phần nào chỉ ra được những khác biệt giữa quản trị theo quy định của pháp luật và quản trị được vận hành trên thực tế, cũng như hiệu lực của từng yếu tố cấu thành nói riêng và quản trị công ty cổ phần nói chung. Xét về vận hành thực tế của các công ty và cơ chế quản trị công ty, thì có thể nói cơ chế quản trị công ty cổ phần hiện nay là tập quyền; quyền lực trong khung quản trị công ty tập trung vào một số ít người. Những người đó vừa là cổ đông lớn, hoặc đại diện của cổ đông lớn, vừa là thành viên HĐQT và đồng thời nắm giữ các vị trí điều hành chủ chốt tại công ty. Như vậy, họ vừa chi phối ĐHĐCĐ, vừa nắm quyền điều hành và thâu tóm quyền lực tại HĐQT. Vì vậy, vai trò và ảnh hưởng của các cổ dông thiểu số trên thực tế còn kém hơn nhiều so với quy định của pháp luật (vốn đã chưa thực sự mạnh trong bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số); HĐQT có nhiều quyền lực hơn so với quy định, nhưng những công việc họ làm lại không tương xứng được với vị trí trung tâm và “đầu não” của công ty; thiên nhiều về điều hành hơn là chiến lược, thiên về lợi ích của đa số và của ban thân họ hơn là giám sát cân bằng quyền và lợi ích của các bên có liên quan, v.v.v. Kiểm soát nội bộ yếu, chưa hiệu quả; và có lẽ chủ yếu là hình thức. Kiểm soát nội bộ càng lỏng lẻo, nếu tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước trong công ty càng lớn. Đối với các công ty đó, thì kiểm soát lỏng lẻo và kém hiệu lực không chỉ trong quan hệ giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, mà cả giữa cổ đông và đại diện của cổ đông, giữa cổ đông, thành viên HĐQT và người quản lý điều hành. Nói tóm lại, đó là cơ cấu quản trị do một ít người trong cuộc thâu tóm hầu như tất cả quyền lực trong công ty. Kiểm soát bên ngoài chưa hình thành

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề

hoặc kém hiệu lực. Do đó, nguy cơ lạm dụng quyền lực của những cổ đông đa số, đại diện của cổ đông nhà nước và các thành viên HĐQT là rất lớn; hình thức lạm dụng có thể biến tướng, đa dạng và tinh vi; không dễ dàng nhận biết được. Những lạm dụng đó dù bất cứ dưới hình thức nào đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển lâu dài của công ty; làm hại đến lợi ích của cổ đông, của các bên có liên quan và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, hoàn thiện khung pháp lý chung, khung quản trị cụ thể của từng công ty nói riêng và nâng cao hiệu lực thực tế của nó vẫn phải là một trong số các ưu tiên chính sách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)