I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
dân Pháp
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập có lợi cho các nước thắng trận trong đó có Pháp.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh ở Pháp bị thiệt hại nặng nề. - Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế cộng sản ra đời có tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam.
→ Trong bối cảnh đó Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai ở Đông Dương.
- Thời gian : từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
- Mục đích :
+ Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh.
+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.
* Chính sách khai thác kinh tế :
- Trong cuộc khai thác lần này Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn : vốn đầu tư tăng (1924 – 1929) lên 4 tỉ Phrăng.
- Trong nông nghiệp : thu hút vốn nhiều nhất chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao su.
- Trong công nghiệp : coi trọng việc khai thác mỏ (mỏ than), ngoài ra mở mang một số ngành chế biến : muối, xay xát, dệt …
- Thương nghiệp : có bước phát triển mới, nhưng do Pháp nắm độc quyền nhất là ngoại thương.
- Giao thông vận tải : được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.
- Pháp còn tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
* Nhận xét :
- Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
- Những chính sách chỉ nhằm khai thác, bóc lột, phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp (chính sách thực dân) → Kìm hãm sự phát triển kinh tế.