Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 87 - 89)

tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

1. Chiến lược “VIệt Nam hóa chiến tranh” và Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

- Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ, từ năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Nội dung : “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

+ Âm mưu :

• Giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ. Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.

• Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong việc mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

+ Hành động :

• Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự giúp đỡ chính quyền Sài Gòn xây dựng lực lượng chủ lực mạnh với hơn 1 triệu tên.

• Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng xâm lược Lào và Campuchia để hỗ trợ “Việt Nam hóa chiến tranh”.

• Câu kết với các nước lớn XHCN để lập cách mạng Việt Nam.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”.

- Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

- Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp đã tăng cường tình đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân 3 nước.

- Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.

- Từ 12/2 đến 23/3/1971 quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mĩ – ngụy.

- Ở các thành thị, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi.

- Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến lược, chống bình định đã góp phần mở rộng vùng giải phóng.

* Ý nghĩa : Những thắng lợi trên đây đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972.

3. Cuộc tiến công chiến lược 1972

- Ngày 30/3/1973 quân ta mở rộng cuộc tiến công chiến lược với hướng chính là đánh vào Quảng Trị rồi phát triển rộng khắp miền Nam.

- Kết quả : Quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân ngụy, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

- Ý nghĩa : Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w