I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.
triển đan xen với văn hóa truyền thống.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam. Nam.
* Kinh tế :
- Sự đầu tư vốn và các nhân tố kĩ thuật làm kinh tế của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.
- Do chính sách kìm hãm của thực dân Pháp mà kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối lạc hậu, nghèo, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
* Xã hội : do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới :
- Giai cấp địa chủ : tiếp tục phân hóa một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân bị đế quốc phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa nên căm thù đế quốc, phong kiến, là lực lượng cách mạng to lớn.
- Tiểu tư sản : số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và tay sai, là đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.
- Tư sản dân tộc là giai cấp có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Công nhân ngày càng phát triển (đến 1929 có 22 vạn người). Ngoài đặc điểm chung của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng : chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ), có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
→ Vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
II.Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam 1919 - 1925 1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài.
* Phan Bội Châu :
- Cách mạng tháng Mười Nga làm thay đổi quan điểm cách mạng của Phan Bội Châu → Từ đó ông chuyển sang nghiên cứu, tìm hiểu cách mạng tháng Mười.
- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị bắt (tại Trung Quốc) rồi bị kết án và cuối cùng đưa về an trí tại Huế.
* Phan Châu Trinh :
- Tiếp tục các hoạt động cách mạng yêu nước tại Pháp. - Năm 1925 về nước tiếp tục hoạt động theo đường lối cũ.
* Tại Trung Quốc :
- Nhóm thanh niên yêu nước : Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn thành lập Tâm Tâm xã.
- Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái gây tiếng vang lớn.