Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 42 - 45)

Bài 14

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935

I. Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) giới (1929 – 1933)

- Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh đến Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta.

1. Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp : Lúa gạp sụt giá, ruộng đất bỏ hoang. - Công nghiệp : sản lượng các ngành đều suy giảm

- Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

→ Kinh tế Việt Nam suy yếu trầm trọng.

2. Tình hình xã hội

- Khủng hoảng kinh tế làm trầm trong thêm tình trạng đói khổ của nhân dân lao động Việt Nam.

+ Công nhân : thất nghiệp đồng lương ít ỏi.

+ Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, bị bần cùng hóa cao độ.

+ Các tầng lớp giai cấp khác như : tiểu tư sản, tư sản dân tộc … đời sống gặp nhiều khó khăn.

→Tình hình đó làm cho mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.

II.Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931* Nguyên nhân : * Nguyên nhân :

- Do ảnh hưởng tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

- Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp đẫm máu hòng dập tắt phong trào cách mạng → Càng làm tinh thần cách mạng của nhân dân lên cao.

- Giữa lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh vì vậy một phong trào cách mạng mới lại bắt đầu.

* Diễn biến :

- Từ tháng 2 – 4/1931 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.

- Từ 1/5/1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.

- Từ tháng 6, 7, 8 năm 1930 liên tiếp bùng nổ các cuộc đấu tranh.

- Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh lên cao nhất là Nghệ - Tĩnh, biểu tình có vũ trang, tự vệ. Tiêu biểu nhất có cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên – (Nghệ An) → Chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ thay vào đó các “Xô viết” thành lập.

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh* Sự thành lập các Xô viết * Sự thành lập các Xô viết

- Từ tháng 9/1930, phong trào ở Nghệ An – Hà Tĩnh, phát riển đến đỉnh cao → chính quyền địch ở cấp thôn xã tan vỡ. - Trước tình hình đó, đảng lãnh đạo quần chúng thành lập các Xô viết.

* Chính sách

- Chính trị : thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân.

- Kinh tế : tịch thu ruộng công, tiền công, thóc công chia cho dân cày nghèo, bỏ thuế vô lí, xóa nợ cho người nghèo.

- Văn hóa – xã hội : xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới.

→ Chính sách của chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt cách mạng của một chính quyền mới – chính quyền nhân dân.

* Kết quả : giữa 1931 phong trào cách mạng trong cả nước tạm lắng do chính sách khủng bố dã man của Pháp.

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)

- Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (Hương Cảng – Trung Quốc).

- Nội dung Hội nghị :

+ Cử Ban Chấp hành trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư.

+ Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. - Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930 :

+ Xác định tính chất cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau khi hoàn thành tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Nhiệm vụ chiến lược : đánh phong kiến và đánh đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

+ Động lực : công nhân và nông dân.

+ Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.

→Hạn chế :

+ Chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản của một dân tộc thuộc địa, vì vậy chưa đưa được nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, còn nặng về đấu tranh giai cấp.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 trào cách mạng 1930 - 1931

- Quyền lãnh đạo và khả năng lãnh đạo, đường lối lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong thực tiễn → Đảng ta càng trưởng thành qua thực tế đấu tranh.

- Từ trong phong trào khối liên minh công – nông được hình thành.

- Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

→ Là cuộc tập dượt đầu tiên của quần chúng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w