Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 1 Khó khăn

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 59 - 61)

1. Khó khăn

- Chính trị : Chính quyền cách mạng còn non trẻ, trứng nước (Chính phủ lâm thời).

- Quân đội các nước dưới danh nghĩa Đồng minh lũ lượt kéo vào :

+ Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng đem theo tay sai Việt Quốc, Việt Cách hòng cướp chính quyền của ta.

+ Miền Nam : Quân Anh kéo vào giúp Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Tay sai của Pháp ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.

+ Cả nước còn 6 vạn quân Nhật → Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã đứng giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.

- Kinh tế bị chiến tranh tàn phá kiệt quệ, nạn đói hoành hoành, tài chính trống rỗng, rối loạn.

- Văn hóa : Trên 90% dân số mù chữ.

2. Thuận lợi cơ bản

- Nhân dân ta giành được chính quyền, được hưởng tự do nên rất phấn khởi, quyết tâm bảo vệ chính quyền.

- Đảng – Hồ Chí Minh bình tĩnh sáng suốt lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng.

- Trên thế giới, hệ thống XHCN, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, cổ vũ nhân dân ta.

II.Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

1. Xây dựng chính quyền cách mạng

- Ngày 6/1/1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội khóa I.

- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến (chính phủ chính thức) do Hồ Chí Minh đứng đầu.

- Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ở các địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng, chấn chỉnh. Cuối 1945, quân đội quốc gia Việt Nam được củng cố phát triển, lực lượng dân quân tự vệ được tăng cường.

2. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

a) Giải quyết nạn đói - Là nhiệm vu cấp bách

- Để cứu đói, chính phủ và Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo, quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.

- Để giải quyết nạn đói, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào “tăng gia sản xuất”, giảm tô 25%, giảm thuế đất 25%, tạm cấp ruộng đất.

- Kết quả nạn đói được đẩy lùi. b) Giải quyết nạn dốt

- Là nhiệm vụ cấp bách.

- Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, phát động phong trào xóa nạn mù chữ

- Kết quả : Đến cuối 1946, cả nước tổ chức được 76.000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.

- Trường học các cấp được khai giảng sớm.

3. Giải quyết khó khăn về tài chính

- Biện pháp trước mắt : Kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng quỹ độc lập.

→ Kết quả quyên góp được : 370 kg vàng và 20 triệu bạc vào quỹ độc lập.

- Biện pháp lâu dài : Để ổn định nền tài chính ngày 31/1/1946 ra Sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và ngày 23/11/1946 cho lưu hành.

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w