Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 1965)

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 79 - 83)

của chủ nghĩa xã hội (1961 -1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) (tháng 9/1960)

- Giữa lúc cách mạng 2 miền có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam đã tổ chức đại biểu toàn quốc lần thứ III.

- Thời gian : từ 5 – 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. - Nội dung :

+ Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng từng miền.

- Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

- Cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Khẳng định cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. - Thông qua kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

- Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới do Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 – 1965) – 1965)

- Nhiệm vụ của kế hoạch là : phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân.

Lĩnh vực Biện pháp thực hiện Kết quả đạt được Nông

nghiệp - Xây dựng hợp tác xã bậc cao, áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển thủy lợi, phát động phong trào thi đua “Đại Phong”…

- Công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải được xây dựng. - Nhiều hợp tác xã đạt, vượt 5 tấn/ha

Công nghiệp

- Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ 1961 – 1964 : 48% số vốn)

- Sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.

- Năm 1961, 1965 hàng trăm cơ sở công nghiệp mới được xây dựng.

- Công nghiệp quốc doanh chiếm 93%, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Thương

nghiệp - Ưu tiên phát triển thương

nghiệp quốc

doanh

- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, ổn định cải thiện đời sống nhân dân.

Giao

thông - Củng cố hệ thống giao thông - Giao thông trong nước và với quốc tế thuận lợi hơn. Giáo

dục - Đầu tư phát triển - Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh : 900 trường tiểu học, trung học, 18 trường chuyên nghiệp …

Y tế - Đầu tư phát

triển - Xây dựng được 6.000 cơ sở y tế.

* Nhận xét :

- Miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, đáng kể. Nhờ đó mà miền Bắc được củng cố vững chắc, có khà năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với miền Nam. - Làm thay đổi bộ mặt miền Bắc.

II.Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam. Nam.

- Từ cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại → Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

* Nội dung :

- Khái niệm : “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. - Thực hiện : bằng kế hoạch Xtalây – Taylo.

+ Viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam cố vấn quân sự, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại.

+ Tăng lực lượng ngụy quân.

+ Dồn dân lập ấp chiến lược, kìm kẹp nhân dân, bình định miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật ‘trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. đặc biệt” của Mĩ.

+ Chủ trương của ta : Đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ – ngụy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tấn công địch trên cả 3 vùng chiến lược, phối hợp 3 mũi giáp công.

* Thắng lợi :

- Cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược diễn ra gay go, quyết liệt

→ từng mảng ấp chiến lược bị phá vỡ. Đến cuối 1962, cách mạng kiểm soát được trên 1 nửa ấp chiến lược với 70% nông dân miền Nam.

+ Quân dân ta giành thắng lợi mở đầu ở ấp Bắc (Mĩ Tho) (ngày 2/1/1963) → Chứng minh khả năng nhân dân miền Nam đánh bại được Chiến tranh đặc biệt.

+ Đông – Xuân 1964 – 1965, quân ta mở chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam Bộ giành thắng lợi lớn ở Bình Giả,

đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận → Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản.

+ Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài khiến quân ngụy có nguy cơ tan rã → “Chiến tranh đặc biệt” bị phát sản.

- Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị lớn ở Huế - Sài Gòn – Đà Nẵng diễn ra sôi nổi, tiêu biểu có cuộc đấu tranh của đội quân tóc dài và tăng ni phật tử → làm chính quyền Diệm bị lung lay tận gốc.

+ Ngày 1/11/1963, Đảo chính lật đổ Diệm – Nhu.

+ Đến giữa năm 1965, Chiến tranh đặc biệt bị phá sản hoàn toàn.

Bài 22

HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC, MIỀN BẮC VỪA CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC, MIỀN BẮC VỪA

CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w