Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 37 - 39)

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Cuối 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, ra nhập Đảng Xã hội Pháp.

- Ngày 18/6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

- Tháng 7/1920, Người đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa → Tìm thấy con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc.

- Tháng 12/1920, dự Đại hội Tua, tán thành quốc tế thứ III và tham gia Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản.

- Năm 1921, thành lập hội Liên hiệp các thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận của hội. Viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp → Sách báo này đều được bí mật đưa về nước.

- Tháng 6/1923, sang Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và dự Quốc tế Cộng sản lần V (1924).

- Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc :

+ Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. + Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản.

Bài 13

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM(1925 – 1930) (1925 – 1930)

I. Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng 1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

* Hoàn cảnh ra đời :

- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc, liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm Xã.

- Tháng 2/1925, chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn.

- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai.

* Hoạt động :

- Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo chiến sĩ cách mạng, đưa về nước hoạt động.

- Ngày 21/6/1925, ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.

- Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp in thành cuốn Đường kách mệnh.

- Báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh chỉ rõ đường lối, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam → vũ trang lí luận cho cán bộ của Hội để tuyên truyền vào trong nước.

- Xây dựng tổ chức cơ sở ở trong nước : Năm 1929, Hội đã xây dựng được cơ sở ở khắp trong nước, hội viên có 1.700 người.

- Năm 1928, tổ chức phong trào vô sản hóa đưa hội viên vào sống và lao động cùng công nhân, để tuyên truyền vận động nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho công nhân.

* Vai trò :

- Truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.

- Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn tự giác.

Biểu hiện :

+ 1927 – 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh ở các trung tâm kinh tế, chính trị …

+ Các cuộc bãi công của công nhân có sự liên kết giữa các ngành, nghề, địa phương thành phong trào chung.

- Chuẩn bị về chính trị, tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời

Một phần của tài liệu Tóm tắt LS 12 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w