Đầu tư nâng cao năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng á châu chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 34)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNGLỰC

2.3.1. Đầu tư nâng cao năng lực công nghệ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh nên chi nhánh Hà Nội đã không

ngừng phát triển cả về quy mô, công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nếu kết hợp được cả hai yếu tố là công nghệ và thiết bị thì chi nhánh không chỉ phát huy tối đa được hiểu quả sử dụng của đồng vốn mình bỏ ra mà còn đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.

Bảng 2.3.1: Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực công nghệ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Chi phí mua sắm công cụ

2189 2007 1875 1524

Chi phí vận hành 1879 1557 2080 2398

Tổng cộng 4068 3564 3955 3922

Nguồn: Báo cáo tài chính 2009-2012

Trên cơ sở đề án hiện đại hóa công nghệ thanh toán của Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh đã triển khai việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: Visa, Master; các dịch vụ ngân hàng như: ACB-Online, Internet Banking, SMS Banking ….

Từ tháng 5/2001, chi nhánh đã triển khai đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Đến hiện nay thì tổng số máy ATM của chi nhánh là 35 máy. Để duy trì hoạt động của hệ thống ATM, chi nhánh đã phải đầu tư khá nhiều khoản tiền lớn như: Hệ thống ngân hàng cốt lõi, hệ thống máy chủ, hệ thống chuyển mạch kết nối giữa các ngân hàng, hệ thống camera, chi phí mua máy ATM….. Chỉ riêng chi phí mua máy ATM thì chi nhánh đã đầu tư cho 35 máy số tiền hơn 30 tỷ đồng. Ngoài ra, chi nhánh phải đầu tư cho nhiều chi phí phát sinh đi kèm như chi phí tiếp quỹ, chi phí mua oto để vận chuyển tiền, thuê mặt bằng, xây dựng điểm đặt máy ATM.

Ngân hàng ACB cũng tham gia liên minh thẻ ATM do ngân hàng ngoại thương Việt Nam chủ trì. Liên minh này hiện đã có 20 thành viên là các ngân hàng thương mại mà hoạt động có hiệu quả nhất trên thị trường Việt Nam, chiếm đến 70% thị phần thẻ. Tính đến hiện nay, Chi nhánh đã phát hành trên

50.000 thẻ ATM, doanh số rút tiền qua ATM mỗi tháng lên đến hàng ngàn lượt giao dịch với hàng chục tỉ đồng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã có dịch vụ chi trả lương qua thẻ cho các doanh nghiệp, các đơn vị nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, có thể kể đến các hoạt động như: tăng cường thêm các máy rút tiền gửi tiền tự động sử dụng công nghệ mới, bảo mật và tiện ích hơn; Hệ thống giao dịch tự động và cấp mã số giao dịch tự động cho khách hàng để đảm bảo đúng thứ tự khi giao dịch…

Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu ở nước ta nên Chi nhánh đã chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, coi đầu tư công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển ngân hàng trong tương lai. Hiện nay, ngân hàng Á Châu là ngân hàng đầu tiên thực hiện triển khai ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Chi nhánh ACB Hà Nội triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có.

2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng Á Châu nói chung và của chi nhánh Hà Nội nói riêng. Vì chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên là một trong những yếu tố chính tạo nên sức mạnh của ngân hàng, giúp chi nhánh có thể đương đầu với các thử thách cạnh tranh.

Các khoản chi cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực được thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Lương và phụ cấp 6568 10222 30239 40338 Trang phục giao dịch 181 199 230 278 Các khoản đóng góp theo lương 788 923 1087 1235 Chi trợ cấp 8 10 15 20

Chi ăn cho cán bộ nhân viên

865 919 1230 1478

Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ

222 343 365 458

Tổng cộng 8632 12616 33166 43807

Nguồn: Báo cáo tài chính 2009 - 2012

Chất lượng đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố chính tạo nên sức mạnh của Ngân hàng nên đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực là một mối quan tâm trong chiến lược phát triển của ngân hàng Á Châu nói chung cũng như chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ đầu vào chi nhánh luôn là các ứng viên có trình độ đại học trở lên, phải tốt nghiệp các trường đại học khối kinh tế và công nghệ thông tin hàng đầu trong nước như đại học Ngoại thương, đại học Kinh tế quốc dân, học viện Ngân hàng, học việc Tài chính, đại học Bách khoa, đại học Bưu chính viễn thông, …..

Tính đến 31/12/2011, tổng số nhân viên của Chi nhánh là 351 người tăng 51 người so với cuối năm 2010. Đội ngũ nhân viên của Chi nhánh Hà Nội phần lớn là những người trẻ ( hơn 65% nhân viên của chi nhánh có độ tuổi dưới 30 tuổi ), nhiệt tình, ham học hỏi, có mong muốn gắn kết và phát triển cùng Chi nhánh. Tới năm 2012 thì số nhân viên có trình độ đại học ngày một cao, chiếm 86% tổng số nhân viên trong ngân hàng, số nhân viên trình độ trên đại học thì chiếm đến 11% tổng số nhân viên. Chứng tỏ Chi nhánh ngày càng quan tâm tới chất lượng nhân viên, chú trọng tới trình độ và khả năng làm việc cao. Đối với nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm thì chi nhánh mở các khóa

đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn, còn đối với nhân viên làm việc lâu năm thì mở các khóa đào tạo thêm để giúp đội ngũ nhân viên nắm được các tình hình mới, các công nghệ mới.

Với phương châm coi đội ngũ nhân viên là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng, Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ nhân viên, chăm lo đời sống vất chất và tinh thần cho nhân viên. Điều này thể hiện ở chỗ Chi nhánh luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công tác, học tập, thăng tiến với việc đánh giá đúng tầm quan trọng thiết yếu của nguồn nhân lực, sự đầu tư thích đáng để duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên, Chi nhánh đã có được những thành công vượt bậc làm nên sức mạnh trụ vững và phát triển không ngừng của Ngân hàng, chính vì thế mà Chi nhánh đã có những chính sách đãi ngộ nhân viên như:

Chế độ lương và phụ cấp

Ngoài lương cơ bản được nhận tùy theo chức danh và vị trí công tác theo hệ thống thang bảng lương do Hội đồng quản trị ban hành trong từng thời kỳ. Ngoài lương cơ bản thì tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh mà nhân viên còn được hưởng lương kinh doanh, hưởng phụ cấp rủi ro, phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại, phụ cấp ăn trưa....Các chế độ về tiền lương, tiền thưởng (chuyển xếp lương kinh doanh, nâng lương hàng năm ....)

và các chế độ khác (BHXH, khám chữa bệnh....) được thực hiện kịp thời và đúng quy định đối với người lao động từ đó tạo ra sự ổn định, yên tâm làm việc của cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh.

Qua bảng trên ta thấy, Chi nhánh ngày càng chú trọng tới đội ngũ nhân viên. Hàng năm, số lượng nhân viên đều tăng, chế độ lương và phụ cấp đều tăng đáng kể. Năm 2009 thì số tiền lương chỉ có 6.568 triệu đồng thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên đến 40.338 triệu đồng.

Chế động đồng phục: Hàng năm, nhân viên chi nhánh được may 4 bộ đồng phục cho một năm.

Chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ:

- Số ngày lễ: Nghỉ lễ theo quy định của Luật Lao động. - Số ngày phép: 15 ngày/ năm.

• Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ :

Mặc dù quỹ lương của nhân viên tăng lên, tuy nhiên công tác đầu tư huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng của chi nhánh chưa thực sự được chú trọng.

Tỉ lệ chi đầu tư cho đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ trên tổng chi cho nhân viên thấp. Đây chính là điều bất cập và mất cân đối trong công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Có thể chi nhánh có nguồn nhân lực đầu vào chất lượng cao, nhưng với sự phát triển và cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, luôn nâng cao trình độ nhân lực, phương thức bán hàng thì dần dần nguồn nhân lực của Chi nhánh sẽ bị tụt hậu. Bởi vì, ngoài giá cả và chất lượng sản phẩm dịch vụ, một trong những tiêu chí mà khách hàng chọn đến một ngân hàng là thái độ phục vụ, phong cách chuyên nghiệp và luôn cập nhật những kiến thức mới.

2.3.3.Đầu tư cho hoạt động Marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Với lợi thế là tổ chức tín dụng của nhà nước có uy tín cao đối với khách hàng nên ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hà Nội có được chỗ đứng vững chắc với lượng khách hàng nhất định. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì phải có được một thương hiệu mạnh. Để có được một thương hiệu mạnh càn có nhiều bước đi cụ thể, trong đó việc xây dựng một chiếc lược Marketing hiệu quả, phù hợp với thực tế là một đòi hỏi thiết yếu.

Có thể thấy rằng trong thời gian vừa qua công tác marketing vẫn được Chi nhánh thực hiện liên tục và hiệu quả. Marketing được thực hiện chủ yếu là chương trình khuyến mãi làm thẻ, huy động vốn với lãi suất cao, quảng bá cho các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh trên các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, internet, … kết hợp với các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi với các đối tượng đặc biệt. Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mãi mở

thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khác hàng khi gửi tiết kiệm, điện thoại hoặc gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng và gửi giấy mời tham dự tới từng khách hàng…đó cũng là một cách thức hiệu quả để quảng bá và nâng cao uy tín cũng như thương hiệu cho chi nhánh.

Thực hiện tốt chế độ cung cấp, cập nhật thông tin cho tờ thông tin vào trang điện tử của Chi nhánh. Lắp đặt, vận hành bảng điện tử nhằm phục vụ tốt cho công tác quảng bá giới thiệu lãi suất, các dịch vụ mới của Chi nhánh. Cập nhật lãi suất, dịch vụ đầy đủ và in ấn phẩm kịp thời mọi biến động nghiệp vụ của ngân hàng Á Châu tới khách hàng.

Hoạt động Marketing không chỉ được xem như là một công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng, chủ yếu nhằm đạt mục tiêu bán hàng trong năm mà còn là một định hướng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảng 2.3.3: Nguồn vốn đầu tư nâng cao hoạt động marketing 2009-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn 1987 2158 2474 2813

Nguồn: Báo cáo kinh doanh 2009-2012

Qua bảng trên cho thấy, chi phí đầu tư cho hoạt động Marketing của chi nhánh ngày càng tăng cao. Năm 2009 chi phí cho Marketing chỉ là 1987 triệu đồng, năm 2010 là 2158 triệu đồng thì đến năm 2012 nó đã lên tới 2813 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng á châu chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w