II. KHẢ NĂNG TÁN XẠ ÁNH SÁNG MÀU CỦA CÁC VẬT (Hắt lại theo mọi phương).
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG.
A.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:
-Qua thí nghiệm, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
-Phát hiện được năng lượng giảm đi bằng phần năng lượng xuất hiện. -Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi năng lượng.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng khái quát hoá về sự biến đổi năng lượng để thấy được sự bảo toàn năng lượng.
-Rèn được kĩ năng phân tích hiện tượng. 3. Thái độ: Nghiêm túc-hợp tác.
B. ĐỒ DÙNG:
Đối với mỗi nhóm HS:
Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. C.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA -TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 phút). 1. Kiểm tra: -Khi nào
vật có năng lượng? Có những dạng năng lượng nào?
Nhận biết: Hoá năng, quang năng, điện năng bằng cách nào? Lấy ví dụ. -HS2: Chữa bài tập 59.1 và 59.3. -HS3: Chữa bài tập 59.2 và 59.4. -HS: … Bài 59.1: B.
Bài 59.2: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
Bài 59.3: Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành nhiệt năng làm nóng nước; nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biến thành động năng.
Bài 59.4: Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hoá học, hoá năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hoá năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.
2.Tạo tình huống học tập:
Năng lượng luôn luôn được chuyển hoá. Con người đã có kinh nghiệm biến đổi năng lượng sẵn có trong tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. Trong quá trình biến đổi năng lượng đó có sự bảo toàn không?
*H. Đ.2: TÌM HIỂU SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ, NHIỆT, ĐIỆN (22 phút).
I. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ, NHIỆT ĐIỆN.
-Yêu cầu HS bố trí TN hình 60.1- Trả lời câu hỏi C1.
-Năng lượng động năng, thế năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
-Để trả lời C2 phải có yếu tố nào? Thực hiện như thế nào?
-Yêu cầu HS trả lời C3-Năng lượng có bị hao hụt không? Phần năng lượng hao hụt đã chuyển hoá như thế nào?
-Năng lượng hao hụt của bi chứng tỏ năng lượng bi có tự sinh ra không? -Yêu cầu HS đẹoc thông báo và trình bày sự hiểu biết của thông báo-GV chuẩn lại kiến thức.
-Quan sát 1 TN về sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng?
-Gv giới thiệu qua cơ cấu và tiến hành TN- HS quan sát một vài lần rồi rút ra nhận xét về hoạt động.
-Nêu sự biến đổi năng lượng trong mỗi bộ phận.
-Kết luận về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện và máy phát điện.
1.Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng (10 phút).
a. Thí nghiệm: Hình 60.1.
C1: Từ A đến C: Thế năng biến đổi thành động năng. Từ C đến B: Động năng biến đổi thành thế năng.
C2: h2 < h1 → Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B. C3: …không thể có thêm…ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát.
Wcó íchWtp