Kiến đề xuất:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ppsx (Trang 78 - 87)

ý kiến 1: Về phân loại và lập sổ danh điểm nguyên vật liệu, CCDC: để phục

vụ công tác quản lý nguyên vật liệu, CCDC Công ty nên mở sổ danh điểm vật tư, việc mở sổ sẽ thống nhất tên gọi, mã vật tư, quy cách, chủng loại… giữa thủ kho và kế toán; giữa thủ kho, kế toán và phòng vật tư…để lập sổ cần quy định hệ thống mã vật tư sao cho phải có cả tên kho, số đếm…để phù hợp với kế toán máy, phải thống nhất trong mã nên để tên trước, số đếm sau. Ví dụ: mã vật tư của vật liệu Bột mỳ SP3 ở kho Thu là: THU-BT-01 trong đó THU là tên kho nguyên vật liệu, BT là chủng loại Bột mỳ, 01 là ký hiệu riêng cho Bột mỳ SP3.

Việc thiết kế mã như trên nếu được áp dụng cho tất cả các loại vật tư ở tất cả các kho ở Công ty sẽ làm cho việc hạch toán và quản lý thuận tiện hơn, khoa học hơn. Việc mở sổ danh điểm nguyên vật liệu, CCDC phải có sự kết hợp, nghiên cứu giữa các phòng, ban vật tư, thủ kho, kế toán… sau đó được trình lên để Giám đốc duyệt và thống nhất sử dụng, quản lý trong toàn Công ty.

Mã vật tư Tên vật tư Đơn dự tính THU - BM Bột mì

THU - BM - 01 Bột mì hoa cúc Kg THU - BM - 02 Bột nở Kg

CHI - TD Tinh dầu Kg

CHI - TD – 01 Tinh dầu cam Kg CHI - TD – 02 Tinh dầu dâu Kg

ANH – BI Bìa Tờ

ANH – BI –01 Bìa giấy xanh Tờ ANH – BI -02 Bìa giấy đỏ Tờ

ý kiến 2: Về tổ chức chứng từ ban đầu: để thuận lợi cho việc hạch toán và

quản lý, trong phiếu xuất kho nguyên vật liệu, CCDC cần có thêm thông tin: “lý do xuất” để phục vụ việc theo dõi, quản lý được chi tiết, tốt hơn vì xuất kho có thể trực tiếp sản xuất sản phẩm nhưng cũng có thể để phục vụ nhu cầu khác như quản lý doanh nghiệp.

ý kiến 3: Nếu giá thực tế nguyên vật liệu, CCDC nhập kho không được xác

định chính xác sẽ gây ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm, tới lợi nhuận của Công ty. Đồng thời việc tính giá xuất kho cho nguyên vật liệu, CCDC cũng rất quan trọng. ở đây Công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cho nguyên vật liệu xuất. Đối với phương pháp này có ưu điểm là dễ tính nhưng số liệu phải đến cuối tháng mới có thể xác định được và để xác định giá bình quân gia quyền từ đó dẫn đến việc tính giá trị nguyên vật liệu, CCDC xuất kho dồn vào cuối tháng và thông tin về nguyên vật liệu, CCDC xuất kho sẽ có lúc không kịp thời. Trong điều kiện hiện nay thông tin kế toán là rất quan trọng nhất là đối với việc tính chi phí, giá thành và xác định kết quả. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên sử dụng

phương pháp giá hạch toán. Khi sử dụng giá hạch toán kế toán phải xác định được giá thực tế vật tư tồn kho đầu tháng và vật tư nhập trong tháng. Cuối tháng kế toán tính chuyển giá hạch toán của vật tư nhập kho và tồn kho thành giá thực tế:

Hệ số giá =

Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ +

Giá thực tế vật tư nhập trong kỳ

Giá hạch toán vật tư tồn đầu kỳ +

Giá hạch toán vật tư nhập trong kỳ

Giá thực tế vật tư xuất trong kỳ =

Giá hạch toán vật tư

nhập trong kỳ X Hệ số giá

ý kiến 4: Để góp phần làm cho công tác kế toán được tốt, trong công tác kế

toán nói chung và công tác kế toán vật tư nói riêng, Công ty phải thực hiện đúng quy trình ghi chép theo hình thức “Nhật ký chứng từ” đúng theo như quy định của Bộ Tài chính đã ban hành, nhờ đó sẽ hạn chế được sai sót. Để thực hiện được ta phải hiểu những nguyên tắc:

- Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp để phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có của các TK tổng hợp. Trong mọi trường hợp số phát sinh bên Có của mỗi TK chỉ tập chung phản ánh trên một NKCT và NKCT này ghi vào sổ cái một lần.

- Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một

ý kiến 5: Sử dụng đúng hệ thống TK theo quy định của Bộ Tài chính: việc sử

dụng sai TK hoặc định khoản sai sẽ làm cho các khoản mục chi phí trong đó có chi phí vật tư phản ánh bị sai dẫn đến tính sai chi phí sản xuất, xác định giá thành sản phẩm không chính xác.

ý kiến 6: Hiện nay việc sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và viết phiếu nhập kho sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảm bớt công việc cho kế toán vì không phải ghi chép nhiều lần, phiếu nhập kho, xuất kho và phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đối với trường hợp nguyên vật liệu, CCDC mua về chưa có hoá đơn, kế toán không ghi sổ ngay mà lưu số nhập kho lại. Nếu trong tháng có hoá đơn thì ghi sổ bình thường hoặc nếu chưa có thì ghi theo giá tạm tính:

Có TK 331: Giá tạm tính

Đối với trường hợp hoá đơn về trước và hàng chưa về , hiện nay Công ty không sử dụng tàI khoản 151 . Vậy nên sử dụng thêm TK 151 cho đúng với quy định của nhà nước, giá trị nguyên vật liệu ,CCDCphản ánh vào sổ sách được ghi theo hoá đơn .Như vậy sổ NKCT số 5 trong mục “ Ghi có TK331 ,ghi nợ các TK…” sẽ có thêm cột TK 151. sang tháng khi nguyên vật liệu ,CCDC về nhập kho , để phản ánh kế toán phải mở thêm NKCT số 6 ghi có TK151 - Hàng mua đang đI đường . Giá trị nguyên vật liệu CCDC nhập kho sẽ được ghi ở cột “ ghi nợ TK152 “

Kết luận

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô. Mục tiêu đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là làm thế nào để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải kết hợp nhiều biện pháp không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC nói riêng. Bởi lẽ nguyên vật liệu, CCDC là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu, CCDC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và là yếu tố quan trọng cấu nên giá thành sản phẩm. Muốn giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm thì yếu tố đầu tiên là phải làm thế nào để hạ chi phí nguyên vật liệu, CCDC.

Kế toán nguyên vật liệu, CCDC có vai trò quan trọng, nó phản ánh những biến động về tình hình nguyên vật liệu, CCDC trong Công ty. Từ đó khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, CCDC được tiến hành một cách hợp lý. Kế toán nguyên vật liệu, CCDC sẽ phân tích tình hình sử dụng vật tư, tính toán các chỉ tiêu giúp Ban Giám đốc ra các quyết định đúng đắn. Để phát huy hiệu quả công tác kế toán nói chung và kế toán vật tư nói riêng thì việc hoàn thiện từ khâu tổ chức chứng từ ban đầu đến hạch toán chi tiết, tổng hợp là rất quan trọng.

Sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Minh em thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC nói riêng đã được chú ý đúng như những công cụ đắc lực để quản lý. Tuy nhiên cần khắc phục những hạn chế, tồn tại.

Vì thời gian và kinh nghiệm có hạn, em không thể đề cập đến tất cả các vấn đề về công tác kế toán vật tư, với mong muốn hoàn thiện bài luận văn thực tập: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Minh” em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn

Mục lục

Lời mở đầu ... 1

CHƯƠNG I: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Minh ... 3

1.1. kháI quát chung về Công ty TNHH sản xuất và thương mại hoàng minh. ... 3

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty ... 3

1.2.1 Đặc điểm bộ máy quản lý: ... 7

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ: ... 13

1.3 ĐặC ĐIểM Bộ MáY kế toán Và CÔNG TáC Kế TOáN của Công ty: ... 14

1.3.1 Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty:... 14

Chương II: Thực trạng kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH sản xuất và

thương mại Hoàng Minh ... 18

2.1. Đặc điểm, phân loại, tính giá và công tác nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hàng Minh. ... 18

2.1.1. Đặc đIểm nguyên vật liệu , công cụ , dụng cụ ... 18

2.1.2. Công tác phân loại nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty: ... 20

2.1.3. Công tác tính giá nhập xuất nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty: ... 21

2.1.3.1. Đối với nguyên vật liệu, CCDC nhập kho: ... 21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.2. Đối với nguyên vật liệu, CCDC xuất kho: ... 23

2.1.4. Công tác thu mua, bảo quản,sử dụng, dự trữ, cung cấp nguyên vật liệu, CCDC: ... 26

2.2 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty ... 29

2.2.1. Thủ tục và các chứng từ nhập kho nguyên vật liệu, CCDC ... 29

2.2.1.2. Trình tự, tổ chức chứng từ: ... 30

2.2.2. Thủ tục và các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu, CCDC ... 36

2.2.3. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC tại kho của Công ty ... 39

2.2.4. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC tại phòng kế toán ... 40

2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, CCDC ... 45

2.3.1. Tài khoản và sổ sách sử dụng: ... 45

2.3.1.1. Tài khoản sử dụng ... 45

2.3.1.2. Sổ sách sử dụng : ... 46

2.3.2. Kế toán tổng hợp nhập vật tư : ... 48

2.3.2.1. Nguyên vật liệu, CCDC nhập kho từ mua ngoài: ... 48

2.3.2.2. Nguyên vật liệu, CCDC tự gia công: ... 49

2.3.2.3. Nhập kho nguyên vật liệu, CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê: ... 50

2.3.3. Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu, CCDC: ... 50

Sổ cái TK 152 ... 56

2.3.4. Tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu, CCDC và kế toán kết quả kiểm kê:... 59

2.3.4.1. Tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty: ... 59

2.4. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu, CCDC trong cung cấp, dự trữ

và sử dụng nguyên vật liệu, CCDC:... 61

2.4.1. Thực trạng tình hình cung cấp: ... 61

2.4.2. Thực trạng tình hình sử dụng: ... 63

2.4.3. Thực trạng tình hình dự trữ: ... 63

Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Minh ... 71

3.1. Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Minh ... 71

3.1.1 ưu đIểm : ... 71

3.1.2. Một số hạn chế trong công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC:... 75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty. ... 77

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC: ... 77

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện: ... 78

3.2.3. ý kiến đề xuất: ... 78

NHậN XéT CủA GIáO VIÊN HƯớNG DẫN

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHậN XéT CủA CủA ĐƠN Vị THựC TậP

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ppsx (Trang 78 - 87)