Trong quá trình kiểm kê, số thực tế của nguyên vật liệu, CCDC của Công ty thường thiếu do trong quá trình bảo quản nguyên vật liệu, CCDC Công ty chưa thực hiện đúng mọi quy định về bảo quản nguyên vật liệu, CCDC, đặc biệt lại là các hàng hoá thực phẩm dễ ẩm mốc. Khi có hao hụt trong định mức, số hao hụt này thường được ghi tăng giá vốn. Ví dụ theo biên bản kiểm kê trên ta có giá trị hao hụt phát hiện thiếu khi kiểm kê của bơ là 780.000
NợTK632: 780.000 Có TK152: 780.000
2.4. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu, CCDC trong cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, CCDC:
Tại Công ty, nguyên vật liệu, CCDC có vai trò rất quan trọng nó chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị tài sản, vốn của Công ty. Trong giá thành sản phẩm chi phí nguyên vật liệu, CCDC chiếm tương đối lớn (khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm). Vì vậy cần làm tốt công tác quản lý nguyên vật liệu, CCDC.
Trong thực tế hiện nay tại Công ty bộ máy quản lý phân ra rất nhiều cấp quản lý, dù ở cấp quản lý nào thì trách nhiệm quản lý vẫn thuộc về người đứng đầu (trưởng, các phòng ban….) và những người đó sẽ chịu trách nhiệm trước người đứng đầu Công ty và Giám đốc. Đồng thời trách nhiệm lớn nhất thuộc về Giám đốc, nếu Giám đốc làm tốt công tác quản lý thì hiệu quả công việc trong mọi lĩnh vực cụ thể sẽ được tốt. Nếu kết hợp quản lý tốt của Giám đốc với sự tham mưu cho Giám đốc của những người quản lý công việc chi tiết như: tổ trưởng, các tổ đội, trưởng các phòng ban….thì công việc sẽ tốt hơn và sẽ có một hệ thống quản lý tốt. Hệ thống quản lý của Công ty nếu hoạt động tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, CCDC, giảm chi phí, giảm mất mát, hư hao, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi….tăng tốc độ quay vòng vốn và dẫn đến làm tăng lợi nhuận của Công ty.
Vậy cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc quản lý nguyên vật liệu, CCDC giúp nhìn ra những mặt đúng sai, những mặt chưa thực hiện tốt để từ đó có biện pháp xử lý, đưa ra những chính sách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu sao cho phù hợp để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Trong Công ty sẽ phải có những sự phối hợp với nhau sao cho hiệu quả, đạt được mục đích của mình, cụ thể là phối hợp giữa các phòng, ban để từ đó tư vấn cho Giám đốc thực hiện mục tiêu, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, CCDC hàng tháng, quý, năm tại Công ty.
Việc đánh giá được thực hiện trên cả ba mặt chủ yếu: Tình hình cung cấp nguyên vật liệu, CCDC, sử dụng nguyên vật liệu, CCDC và tình hình dự trữ nguyên vật liệu, CCDC. Tuỳ vào phạm vi phân tích, đánh giá, tuỳ theo cấp quản lý sẽ có sự phân tích, đánh giá riêng nhưng phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới.