Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị doanh nghiệp - nguyễn phan minh hiền (Trang 65 - 67)

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng

c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh

Để có thể tìm hiểu sâu tác động của các hoạt động quản trị ảnh hưởng đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có một số điều chỉnh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh :

- Khấu hao được tách riêng ra khỏi chi phí hàng bán. Vì khấu hao là chi phí thời kì và được thừa nhận trên phương diện thuế. Do vậy, khấu hao nên được tách ra khỏi giá vốn hàng bán và đưa vào chi phí hoạt động (bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp). Như vậy, các chi phí trong chi phí hoạt động sẽ phản ánh thực tế là nó độc lập với doanh số trong mỗi thời kì.

- Chi phí và doanh thu hoạt động tài chính được tách riêng ra khỏi chi phí hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và được đặt sau lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Vì chi phí tài chính hay chi phí lãi vay là khoản trả cho các chủ nợ sau khi trang trải các hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính thường độc lập với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên khi tách ra chúng ta sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về hoạt động của DN.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh sẽ được sử dụng để tiến hành các phân tích tài chính trong toàn bộ doanh nghiệp.

Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh :

- Lợi nhuận gộp (LN thuần) = Doanh thu – Chi phí hàng bán (GVHB)

Trong đó: chi phí hàng bán bao gồm chi phí NVL, nhân công, sản xuất chung

- Lợi nhuận hoạt động (EBIT) = Doanh thu hoạt động - Chi phí hoạt động

Trong đó: chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng &QLDN, khấu hao - Lợi nhuận trước thuế (EBT) = Lợi nhuận hoạt động - Chi phí tiền lãi

(Chi phí tài chính) - Lợi nhuận ròng(LN sau thuế) = Lợi nhuận trước thuế - thuế

- Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận ròng - cổ tức

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Doanh thu thuần Năm 200X

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Khấu hao

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (L

Thu nhập khác Chi phí khác

Lợi nhuận kế toán trước lãi

Doanh thu từ hoạt động tài chính Chi phí tài chính

Lợi nhuận kế toán trước thuế

Thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Trả cổ tức

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Phân phối thu nhập

Lợi nhuận sau thuế là nguồn hình thành thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp. Về nguyên tắc, doanh nghiệp không chia hết toàn bộ khoản này cho các cổ đông mà thường giữ lại một phần để tích lũy tái sản xuất mở rộng như: mở rộng quy mô kinh doanh, hiện đại hóa thiết bị kĩ thuật … để nâng cao sức cạnh tranh, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, lợi nhuận sau thuế sau khi trừ đi các khoản nộp (nếu có) được dùng để trích nộp vào các quỹ như phát triển sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng …

Toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp sẽ được phân chia cho các chủ thể có liên quan và được mô tả theo sơ đồ sau:

5.3.3.3. Các thông số tài chính của Doanh nghiệp

Phân tích các thông số tài chính giúp nhà quản trị hiểu được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Các thông số tài chính được sử dụng để làm sáng tỏ các con số thô trên báo cáo tài chính và là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một giá trị trên báo cáo tài chính với một giá trị khác liên quan.

Tầm quan trọng của các thông số tài chính :

- Nhà cung cấp và ngân hàng (người cho vay) quan tâm đến các thông số khả năng thanh toán.

- Cổ đông quan tâm nhiều nhất đến các thông số khả năng sinh lợi - Các chủ nợ dài hạn quan tâm nhiều các thông số sử dụng nợ - Sử dụng tài sản hiệu quả là trách nhiệm của các nhà quản trị

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị doanh nghiệp - nguyễn phan minh hiền (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w