Giá thành đơn vị và tổng giá thành sản lượng hàng hóa.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị doanh nghiệp - nguyễn phan minh hiền (Trang 52 - 56)

L i= Tối thiểu x K

e. Giá thành đơn vị và tổng giá thành sản lượng hàng hóa.

Giá thành đơn vị là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất định, theo một đơn vị nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm dùng để so sánh đối chiếu giữa giá thành của doanh nghiệp với giá thành sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, hoặc đối chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm.

Tổng giá thành sản lượng hàng hóa là toàn bộ những chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tính cho toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa cho biết toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ và tỷ trọng của từng loại chi phí, có căn cứ để phân tích, tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

5.1.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:

- Loại sản phẩm - Nhóm sản phẩm - Đơn đặt hàng - Giai đoạn sản xuất - Phân xưởng sản xuất

Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo địa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là:

- Chi tiết sản phẩm - Bán thành phẩm - Sản phẩm hoàn thành - Đơn đặt hàng - Hạng mục công trình. 5.1.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp giá toàn bộ : toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm tại nơi sản xuất đều được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành.

Tính chi phí trực tiếp : Việc tính chi phí trực tiếp căn cứ vào:

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

- Định mức thời gian lao động

- Giá cả, kế hoạch của từng loại lao động

- Mức lương theo chế độ hiện hành

Chi phí trực tiếp = Số lượng đơn vị CPTT x Đơn giá của đơn vị CPTT

* Chi phí NVLTT :

Giá trị NVL = Giá mua + CP vận chuyển + CP bảo quản + Hao hụt cho phép

* Chi phí NCTT :

Chi phí NCTT = Số giờ công lao động trực tiếp x Đơn giá giờ công lao động trực tiếp

Tính chi phí gián tiếp(chi phí sản xuất chung) Trang 53

Chi phí gián tiếp là chi phí không có liên quan với hoạt động cụ thể nào mà liên quan cùng lúc với nhiều hoạt động. Chi phí gián tiếp thường bao gồm nhiều khoản mục chi phí mà phần lớn là định phí nên có khuynh hướng ít biến động dù sản lượng sản xuất ra có dao động. Do đó để xác định chi phí chung của một hoạt động cụ thể nào, phải áp dụng phương pháp phân bổ.

Phân bổ chi phí gián tiếp phải căn cứ vào tác dụng của từng bộ phận cấu thành chi phí đối với quá trình sản xuất ra sản phẩm, chi phí này thường được phân bổ theo nhiều tiêu thức khác nhau. Cách phân bổ: - Tính hệ số phân bổ: H = G / T Trong đó: G: Tổng số chi phí SXC đã tập hợp T: Tổng tiêu thức dùng để phân bổ H: Hệ số phân bổ.

- Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí

gi = ti x H (i = 1, n)

gi: Chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng i. ti : Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng i.

Tính giá thành toàn bộ

Khi đã xác định được chi phí trực tiếp, gián tiếp, ta có thể xác định được giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ bằng cách:

Giá thành sản phẩm = CP NVLTT + CP NCTT + CPSXC Giá thành công xưởng = Giá thành sản phẩm + CP QLDN Giá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + CP bán hàng

5.1.2.4. Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Phấn đấu hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận của DN. Muốn hạ giá thành phải thực hiện đồng bộ nhiều phương hướng và biện pháp. Trước hết phải phân tích khả năng giảm chi phí từng loại trong giá thành sản phẩm, phân tích cơ cấu giá thành và xác định rõ được trong tâm phấn đấu hạ giá thành trong từng thời kỳ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ tự cảm thấy có áp lực buộc phải giảm giá thành. Điều đó có thể xảy ra khi đối thủ cạnh tranh có giá thấp hơn can thiệp vào thị trường của bạn hay khi khó khăn của nền kinh tế tác động vào ngành. Tuy nhiên rất ít DN nhỏ có đủ khả năng tham gia vào cuộc chiến giá cả này. Có rất nhiều lần giảm giá có tác dụng; ví dụ khi chi phí hoạt động kinh doanh của bạn giảm xuống và bạn muốn kéo dài việc tiết kiệm đó. Nhưng giá sản phẩm của bạn được tính trên cơ sở trang trải toàn bộ chi phí và có một phần lợi nhuận cần thiết, giảm giá có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được. Câu trả lời là gì? Xem xét sử dụng những chiến lược này để thu hút và duy trì KH mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Tập trung vào dịch vụ khách hàng

Kết hợp sản phẩm và dịch vụ với nhau

Giảm khối lượng hàng hoá đi kèm với giá

Đưa thêm dịch vụ

5.2. Quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp5.2.1. Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh 5.2.1. Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh 5.2.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh

Vốn của DN là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình thoả mãn những điều kiện sau:

- Thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền kiểm soát) của doanh nghiệp. - Có tính hữu ích (sử dụng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp). - Có giá trị

Tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: nguyên, vật liệu, tiền mặt, thành phẩm, bán thành phẩm, các khoản phải thu, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…Tài sản doanh nghiệp được phân chia thành hai loại tài sản:

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: tài sản dài hạn. - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: tài sản ngắn hạn.

Vì vậy, vốn của DN cũng được phân chia thành vốn cố định và vốn lưu động.

5.2.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh

Hình 5.2. Vai trò của nguồn vốn kinh doanh

Trang 55

Dùng cho đầu tư trung và dài hạn Tiếp tục sản xuất : thay máy cũ, đầu tư máy mới, giải quyết khủng hoảng Sản xuất nhiều hơn : các đầu tư về hiệu suất Sản xuất nhiều hơn : các đầu tư về năng lực sản xuất Bảo đảm các hoạt động hàng này Trả tiền cho người cung ứng Trả tiền lương, nộp thuế Đóng góp xã hội Dùng cho đầu tư ngắn hạn

Vai trò của vốn kinh doanh

5.2.2. Phân loại vốn kinh doanh5.2.2.1. Vốn cố định 5.2.2.1. Vốn cố định

a. Khái niệm

Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dài.

+ Các tài sản cố định có thể là những tài sản độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một, một số chức năng nhất định.

+ Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất của nó trong quá trình sử dụng. Chúng tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh và giá trị của nó sẽ được chuyển dịch dần từng bộ phận vào chi phí và giá thành sản phẩm.

Chu kỳ kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh dưới hình thái tiền tệ và sau đó lại thu hồi được vốn đó dưới hình thái tiền tệ (T – H – T).

- Các loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

+ Tài sản cố định hữu hình: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… + Tài sản cố định vô hình: chi phí sử dụng đất đai, chi phí thành lập DN, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế kinh doanh…

- Các tài sản dài hạn khác:

+ Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.

+ Đầu tư tài chính dài hạn: là vốn doanh nghiệp được đầu tư vào kinh doanh ở bên ngoài để lấy lãi hoặc chia sẻ lợi ích cùng doanh nghiệp khác như: cổ phiếu, trái phiếu, các loại vốn góp liên doanh, vốn tiền mặt cho vay, tài sản, đất đai cho thuê…

Những khoản đầu tư tài chính dài hạn (có thời gian trên một năm) cũng được coi là vốn cố định của doanh nghiệp.

Ngoài ra những khoản kí quỹ, kí cược dài hạn mà doanh nghiệp thực hiện cũng được xếp vào vốn cố định.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị doanh nghiệp - nguyễn phan minh hiền (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w