Phương pháp biểu đồ PERT

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị doanh nghiệp - nguyễn phan minh hiền (Trang 26 - 29)

Để áp dụng phương pháp PERT, trước hết cần phải thực hiện một số công việc chủ yếu sau:

+ Xác định một cách chính xác các dự án sản xuất.

+ Xác định người quản lý dự án, người có ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án và là người ra những quyết định quan trọng.

+ Phân tích dự án thành các nhóm công việc và cụ thể hóa một số công việc nếu cần.

+ Xác định thật chính xác từng công việc và thời gian thực hiện chúng. + Tìm chi phí để thực hiện từng công việc và thời gian thực hiện chúng. + Thực hiện kiểm tra định kì để xem hệ thống có chệch hướng hay không.

Để xây dựng sơ đồ PERT, cần phải biết độ dài của các công việc và mối liên hệ của các công việc đó. Các giai đoạn biểu diễn bằng các đường tròn. Các công việc được biểu diễn bằng các cung có mũi tên chỉ hướng.

Một số chú ý khi xây dựng sơ đồ PERT: + Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm cuối.

+ Mỗi công việc được biểu diễn chỉ bằng một cung nối giữa hai đỉnh có mũi tên chỉ hướng.

- Xác định đường găng: Đường găng là một đường hoàn toàn dài nhất nối điểm đầu và điểm cuối của sơ đồ PERT. Điểm đầu đó là điểm chỉ có những cung đi ra. Điểm cuối là điểm chỉ có những cung đi vào. Tổng thời gian của dự án chính là độ dài của đường găng. Trong trường hợp hai công việc được tiến hành đồng thời thì sẽ lấy thời gian dài hơn.

Ví dụ: sao chụp văn bản bao gồm các công việc cụ thể sau đây: A : Mở hộp máy --- độ dài : 15 giây B : Lấy đối tượng cần photo --- độ dài : 20 giây C : Điều chỉnh tốc độ --- độ dài : 12 giây D : Đặt bản gốc lên máy, đậy nắp --- độ dài : 7 giây E : Ấn nút vận hành --- độ dài : 1 giây Sơ đồ PERT quá trình photocopy:

Đường găng được tính bằng tổng số thời gian phải có để hoàn thành các công việc sao chụp (photo):

tA + tB + tC + tD + tE = 15 + 20 + 12 + 7 + 1 = 55 giây

2.3. Quản trị chất lượng sản phẩm2.3.1. Chất lượng sản phẩm là gì? 2.3.1. Chất lượng sản phẩm là gì?

Chất lượng sản phẩm có thể hiểu là toàn bộ những tính chất và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của khách hàng.

Những khía cạnh thường được quan tâm khi xem xét chất lượng một sản phẩm: tính năng, các đặc điểm phụ thêm, độ tin cậy, độ bền, thẩm mĩ, mức tương thích, khả năng

Trang 27

đảm bảo dịch vụ, chất lượng qua sự nhận thức…Có ba điểm đáng lưu ý liên quan đến khái niệm chất lượng:

- Thứ nhất, khách hàng khác nhau thường nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau khi mua sản phẩm, do có sự khác biệt trong sở thích của người tiêu dùng như vậy cho nên một công ty có thể lựa chọn lấy một hay vài khía cạnh chất lượng chứ không phải tất cả tám khía cạnh nêu trên để cạnh tranh.

- Thứ hai, nhận thức về chất lượng có thể mang tính chủ quan, đồng thời do sự khác biệt về sở thích cho nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tới việc thu thập thông tin thị trường liên quan đến các quan điểm khác nhau của người tiêu dùng.

- Thứ ba, là mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng. Trong nhiều trường hợp chất lượng tăng thì giá cũng tăng nhưng không phải bao giờ mức chất lượng càng cao cũng dẫn đến giá cao, đôi khi việc cải tiến chất lượng lại làm giảm được chi phí cho sản phẩm.

2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Chính sách chất lượng

- Thông tin - Thiết kế - Vật tư

- Công nghệ, trang thiết bị - Con người

2.3.3. Quy trình quản trị chất lượng

Một hệ thống quản trị chất lượng hiệu quả cần được xây dựng dựa trên 5 bước như sau: Bước 1: Xây dựng những đặc điểm của chất lượng.

Bước 2: Xác định những tiêu chuẩn chất lượng. Bước 3: Xây dựng chương trình xét duyệt chất lượng. Bước 4: Xây dựng cam kết về chất lượng.

Bước 5: Thiết kế hệ thống báo cáo.

2.3.4. Quản trị chất lượng toàn diện (TQM)

Tinh thần quản trị chất lượng toàn diện gồm ba nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, mục tiêu của TQM là đảm bảo thường xuyên và không ngừng nâng cao chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ hai, trọng tâm của việc cải tiến chất lượng và kiểm tra chất lượng là ở từng quá trình trong doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị doanh nghiệp - nguyễn phan minh hiền (Trang 26 - 29)