III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
3. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
- GV : chữ mẫu H, N, V, tên riêng : Hàm Nghi và câu ca dao trên
dòng kẻ ô li.
- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.
Ổn định: ( 1’ )
2.
Bài cũ : ( 4’ )
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài.
- Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
- Cho học sinh viết vào bảng con : Ghềnh Ráng, Gh
- Nhận xét
3.
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết và nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa H, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng : H, N, V
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
• Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa H,
- Hát
- Học sinh nhắc lại
viết tên riêng, câu ứng dụng
• Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải
• Luyện viết chữ hoa
- GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng. + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
- GV gắn chữ H trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Chữ H được viết mấy nét ? + Chữ H hoa gồm những nét nào?
- Giáo viên viết chữ N, V hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát
- Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
• Chữ H hoa cỡ nhỏ : 2 lần
• Chữ N, V hoa cỡ nhỏ : 2 lần
- Giáo viên nhận xét.
• Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
- GV cho học sinh đọc tên riêng : Hàm Nghi
- Giáo viên giới thiệu : Hàm Nghi làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An - giê – ri rồi mất ở đó.
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ? + Chữ nào viết một li ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
- GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ.
- Giáo viên cho HS viết vào bảng con
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
• Luyện viết câu ứng dụng
- Các chữ hoa là : H, N, V
- HS quan sát và nhận xét.
- 4 nét.
- Nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái, khuyết phải và nét sổ thẳng
- Cá nhân
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- GV cho học sinh đọc câu ứng dụng :
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn
- Giáo viên : câu ca dao tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ
và hùng vĩ ở miền Trung nước ta.
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
• Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ
viết hoa H, viết tên riêng, câu ứng dụng đúng, đẹp
• Phương pháp : Luyện tập, thực hành
- Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ H : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ N, V : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Hàm Nghi : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ca dao : 2 lần
- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cho học sinh viết vào vở.
- GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
• Chấm, chữa bài
- Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
- Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
- H, N, g
- a, m, i
- Cá nhân
- Học sinh theo dõi
- Học sinh viết bảng con
- Cá nhân
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Câu ca dao có chữ được viết hoa là H, V
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nhắc
- HS viết vở
4.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Oân toán
- GV giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
• Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm thích hợp :
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nêu số hình tròn hàng trên và số hình tròn hàng dưới
+ Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc
- Học sinh quan sát và nêu
- Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta số hình tròn hàng trên chia cho số hình tròn hàng dưới.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vở.
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc
- Ngăn trên có 7 quyển sách, ngăn dưới có 21 quyển sách.
- Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ?
- Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta lấy số sách ngăn dưới chia cho số sách ngăn trên.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vở.
Tập đọc
I/ Mục tiêu :