Đánh giá hiệu quả đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoạt động đào tạo Nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thông Minh MK (Trang 65 - 67)

II. Đánh giá của CBQL trực tiếp học viên

b. Báo cáo, đánh giá kết quả đào tạo

3.2.5. Đánh giá hiệu quả đào tạo.

3.2.5.1 Đánh giá sau chương trình đào tạo:

Đánh giá một chương trình đào tạo cần phải đánh giá từ nhiều phía

Với mô hình đánh giá sau đào tạo của công ty đang áp dụng, tác giả xin được bổ sung thêm một số chỉ tiêu để đánh giá khóa đào tạo như sau:

a. Dựa vào kết quả đánh giá học viên, bao gồm:

- Kết quả học tập của người lao động mang lại: chứng chỉ (bằng) cấp sau khoá học loại giỏi, khá , trung bình.

- Thực hiện công việc sau khoá đào tạo: làm được đến đâu, chất lượng sản phẩm như thế nào. Việc đánh giá thực hiện công việc thể hiện chính xác thông qua năng suất lao động hoặc là sự thích ứng ngay với công việc mới sau khoá đào tạo. Giữ nguyên điều kiện ban đầu trước khi đào tạo và tiến hành kiểm tra năng suất lao động của người lao động được đào tạo. Nếu năng suất lao động tăng chứng tỏ hiệu quả đào tạo đã có nhưng qua năng suất lao động người ta còn đánh giá được mức độ kết quả là bao nhiêu.

Có thể tiền hành đánh giá dựa vào phương pháp phân tích thực nghiệm: Chọn ra hai nhóm nhân viên để tiến hành thực nghiệm. Ghi lại trình độ học vấn, nhận thức hay kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm trước khi tham gia vào khoá huấn luyện. Chọn một nhóm bất kì tham gia vào khoá học, nhóm kia vẫn tiếp tục làm việc bình thường. Sau thời gian đào tạo, ghi lại kết quả thực hiện công việc cả về số và chất lượng của nhóm được đào tạo và không được đào tạo. Phân tích, so sánh kết quả của hai nhóm từ đó xác định hiệu quả, ích lợi của chương trình đào tạo, phát triển.

- Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng đào tạo sau mỗi khoá học đôi khi chưa phản ánh chính xác vì có những khoá học không phát huy ngay mà phải sau một giai đoạn nhất định hoặc trong một điều kiện nhất định mới phát huy kết quả và điều này thể hiện rõ nhất chất lượng đào tạo đối với cán bộ quản lý.

b. Đánh giá của học viên đối với chương trinh đào tạo, thay vì chỉ là đánh giá của học viên về người dạy và về cán bộ tổ chức đào tạo.

đánh giá đó cũng chưa được sử dụng một cách hiệu quả mà mới chỉ để lưu lại trong tủ hồ sơ đào tạo mà thôi

Mẫu phiếu đề xuất (hiện em chưa xây dựng xong)

3.2.5.2 Đánh giá hiệu quả của khoá đào tạo

Là đánh giá so sánh lượng giá trị đầu vào so với lượng giá trị đầu ra. Lượng giá trị đầu vào bao gồm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí phương tiện vật chất kỹ thuật - Chi phí cho tiền học phí giảng dạy

- Chi phí học bổng hay tiền lương cho nhân viên tham gia khoá đào tạo.

- Chi phí cơ hội do nhân viên tham dự khoá học mà không thực hiện công việc của mình.

- Chi phí phụ thêm khác... Lượng giá trị đầu ra:

- Lượng giá trị tăng thêm do năng suất lao động tăng.

Lượng giá trị tăng thêm = (NSLD trước đào tạo - NSLD sau đào tạo) x Lượng giá trị một đơn vị sản phẩm.

- % hiệu quả mang lại do quyết định có giá trị, đúng, kịp thời, chính xác.

Tuỳ vào từng mức độ phức tạp của công việc mà tính % cho hiệu quả quyết định mang lại nhưng không vượt quá 50%.

Sau khi xác định được lượng giá trị đầu vào và đầu ra ta tiến hành quy đổi giá trị luồng tiền về một thời điểm:

FV = (1+R)t PV

Trong đó: FV : Lượng giá trị ở hiện tại PV : lượng giá trị ở quá khứ bỏ ra R : lãi suất ngân hàng hiện hành

T : khoảng thời gian từ quá khứ tới hiện tại.

Như vậy ta có thể quy lượng chi phí bỏ ra trước đào tạo ta có thể quy về thời điểm tính giá trị mang lại do đào tạo.

 Nếu NPV < = 0 thì đào tạo và phát triển không mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động đào tạo Nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thông Minh MK (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w