II. Đánh giá của CBQL trực tiếp học viên
b. Báo cáo, đánh giá kết quả đào tạo
3.3.6 Chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng cán bộ nhân lực phụ trách mảng đào tạo
đào tạo của các phòng, ban, bộ phận, cá nhân người lao động
3.3.5 Sử dụng và khuyến khích lao động sau đào tạo
Người lao động sau quá trình đào tạo phải được Công ty bố trí những công việc phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động. Có như vậy họ mới hứng thú với các chương trình đào tạo mà công ty tổ chức. Trong quá trình sử dụng lao động phải tạo động lực để người lao động phấn đấu, tạo ra sự cạnh tranh tích cực để người lao động không ngừng phấn đấu học thêm những kiến thức rèn luyện những kỹ năng làm việc.
Tăng cường công tác thưởng phạt đối với người lao động. Những ai có kết quả học tập cao sẽ được Công ty thưởng, và ngược lại nếu có thái độ học tập không tốt.
3.3.6 Chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng cán bộ nhân lực phụ trách mảng đàotạo tạo
Hiện nay có một cán bộ nhân sự phụ trách kiêm nhiệm cả hai mảng tuyển dụng và đào tạo của toàn bộ công ty (tại văn phòng Hà Nội). Ngoài ra ở từng nhóm HR của nhà máy tại khu công nghiệp Quang Minh và văn phòng Sài Gòn cũng có một thành viên trợ giúp triển khai mảng đào tạo. Tuy nhiên khi xét về lâu dài, khi quy mô tổ chức và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng phát triển và mở rộng thì việc một người phụ trách cả hai mảng lớn như vậy vừa không đạt hiệu quả, vừa chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt
KẾT LUẬN
Đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực là công tác quan trọng và là nhân tố chính quyết định sự thành công của mọi tổ chức. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển nhanh, nền khoa học công nghệ đã dần thay thế sức lao động của con người, nhưng con người vẫn là hạt nhân, là nhân tố cốt lõi vận hành mọi quá trình của nền kinh tế xã hội.
Khi đó, giữa các tổ chức không còn là việc cạnh tranh về lợi nhuận, về thị trường hay một hệ thống máy móc tối tân nữa, mà chính là cạnh tranh về nguồn nhân lực. Các tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay, khi họ đã có một vị thế nhất định trên thị trường thì
đều nằm trong tay của tổ chức đó. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những hoạt động quan trọng nhất, được coi là hoạt động đầu tư lâu dài của tổ chức đó, với mục đích nâng cao vốn nhân lực hiện có của mình.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó, nên công ty Cổ phần Thông Minh MK mặc dù tuổi đời còn rất trẻ (chưa đầy 10 năm phát triển), nhưng đã sớm có những chính sách đầu tư cho hoạt động này, nhằm hướng tới một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thông Minh MK, được quan sát và trợ giúp một số hoạt động nhân sự tại công ty, đặc biệt là hoạt động đào tạo nguồn nhân lưc, em thấy được thực trạng những thuận lợi, khó khăn, những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty. Qua đó em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ khả năng còn những hạn chế, chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!