Số ngày chu chuyển (ngày)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 28 - 32)

(ngày)

54,96 75,79 20,83 37,90

(Nguồn: Bảng cấn đối kế toán – Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009)

Qua bảng trên ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho trong năm 2009 giảm xuống: số vòng quay hàng tồn kho giảm từ 6,55 vòng xuống còn 4,75 vòng và số ngày chu chuyển tăng từ 54,96 ngày lên 75,79 ngày. Như vậy, trong năm 2009 vốn lưu động bị ứ đọng nhiều hơn năm 2008, chính điều này đã làm giảm hiệu quả sản xuất vốn lưu động.

2.2.2.4 Tình hình quản lý tài sản lưu động khác

Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Đầu năm 2009, tài sản lưu động khác là 19.857.299 nghìn đồng chiếm 3,89% tổng vốn lưu động, đến cuối năm tài sản lưu động khác là 39.108.212 nghìn đồng chiếm 4,92%. Tài sản lưu động khác chủ yếu là khoản tạm ứng gồm có tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, tạm ứng cho công nhân viên đi công tác chưa hoàn lại. Giá trị tài sản lưu động khác tăng lên chứng tỏ Công ty có biện pháp quản lý chưa thực sự tốt. Công ty cần có những biện pháp cần thiết để quản lý và sử dụng nó sao cho có hiệu quả cao nhất và giúp cho Công ty xử lý công việc một cách linh hoạt và nhanh chóng.

2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán bằng vốn lưu động của Công ty Cổ phầnDệt 10-10 Dệt 10-10

* Tình hình thanh toán:

Như đã phân tích ở trên và qua số liệu bảng 8, ta thấy vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn phần vốn bị chiếm dụng. Vốn chiếm dụng lớn là một ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng vốn bởi vì sử dụng vốn này Công ty sẽ không phải trả chi phí sử dụng vốn hoặc là nếu phải trả thì chi phí này sẽ rất nhỏ. Tuy nhiên, Công ty nên xem xét cân đối giữa nguồn vốn chiếm dụng và nguồn tự có cho hợp lý để vừa giữ được uy tín của mình vừa có khả năng chi trả khi đến hạn lại vừa đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh.

* Khả năng thanh toán:

Công ty nào muốn hoạt động tốt cũng phải có một nguồn tài chính đảm bảo. Vì vậy, tài chính luôn là vấn đề được ban lãnh đạo của các Công ty quan tâm hàng đầu, mà taaài chính của Công ty sẽ được đánh giá là lành mạnh trước hết là ở khả năng chi trả của công ty. Khả năng thanh toán được biểu hiện bằng số vốn và tài sản hiện có mà Công ty dùng để trả các khoản nợ.

Khả năng thanh toán của Công ty chia thành: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.

Bảng 12: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Dệt 10- 10 năm 2009

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009

1. Khả năng thanh toán hiện thời 1,022 0,988

2. Khả năng thanh toán nhanh 0,47 0,289

3. Khả năng thanh toán tức thời 0,0236 0,0975

- Khả năng thanh toán hiện thời (Hht): Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn.

Qua hệ số khả năng thanh toán 2 năm 2008, 2009 của Công ty ta thấy rằng: năm 2008 hệ số Hht lớn hớn 1, điều này cho thấy toàn bộ khoản nợ ngắn hạn đều được đảm bảo bởi khoản nợ ngắn hạn, đây là một dấu hiệu tốt nhưng sang đến năm 2009 thì Hht lại nhỏ hơn 1. Như vậy khoản nợ ngắn hạn đã nhỏ hơn tài sản ngắn hạn.

- Khả năng thanh toán nhanh (Hn): Đây là thước đo về khả năng trả nợ nhanh của Công ty, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa, một đặc trưng tài chính quan trọng của Công ty.

Như vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong 2 năm đều nhỏ hơn 1, điều đó chứng tỏ khả năng thánh toán nhanh của Công ty chưa tốt và khả năng thanh toán nhanh năm 2009 giảm so với năm 2008.

- Khả năng thanh toán tức thời (Htt): Đây là chỉ số có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của Công ty, nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời gian ngắn gần như tức thời.

Như vậy khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong 2 năm là rất thấp, năm 2009 khả năng thanh toán tức thời đã tăng lên so với năm 2009, nguyên nhân là do tốc độ tăng của Tiền và các khoản đương tiền nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn.

Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là không thật sự tốt, Công ty cần phải có những biện pháp quản lý vốn lưu động của mình để khắc phục và nâng cao khả năng thanh toán. Qua đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tăng uy tín với khách hàng và trên thị trường.

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10

Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động không được thể hiện ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hay thấp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh của Công ty. Thông qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể thúc đẩy Công ty tăng cường công tác quản lý kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn lưu động.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phân tích các chỉ tiêu trong bảng 12.

Qua bảng 12 ta thấy rằng doanh thu thuần năm 2009 tăng lên so với năm 2008 tỷ lệ là 46,31% (ứng với lượng tiền là 658.656.678 nghìn đồng). Để có

được kết quả này, Công ty đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn đưa vốn lưu động bình quân năm 2009 tăng lên 49,25% (ứng với lượng tiền 215.284.402 nghìn đồng) so với năm 2008. Như vậy tốc độ tăng của doanh thu thuần là nhỏ hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 1,85% (tương ứng với 0,06 vòng quay vốn). Chính vì số vòng quay vốn lưu động giảm dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên 1,88% từ 110,77 ngày lên 112,85 ngày, như vậy tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, điều đó cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa thực sự hợp lý.

Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 năm 2009

A. Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Lượng Tỷ lệ (%)

1. Tổng doanh thu 1.000đ 1.422.343.938 2.081.266.112 638.922.174 44,92

2. Doanh thu thuần 1.000đ 1.422.330.205 2.080.986.883 658.656.678 46,31

3. Giá vốn hàng bán 1.000đ 1.381.982.891 1.987.400.223 605.417.332 43,81

4. Lợi nhuận trước thuế 1.000đ 6.139.868 8.914.695 2.774.827 45,19

5. Lợi nhuận sau thuế 1.000đ 5.420.085 7.354.623 1.934.538 35,69

6. Vốn lưu động bình quân 1.000đ 437.168.055 652.452.457 215.284.402 49,25

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w